The tam tru cho nguoi nuoc ngoai

Doanh nghiệp có giao dịch liên kết

author
8Phúts, 10GiâysĐọc

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang thay thế mô hình doanh nghiệp cũ và sử dụng mô hình holding.(một dạng công ty/nhóm công ty hoạt động đa ngành, trong đó mỗi công ty sẽ phụ trách một hoạt động riêng lẻ và thường mang tính bổ trợ nhau).Do đó, sẽ phát sinh rất nhiều giao dịch liên kết trong hoạt động của các doanh nghiệp đòi hỏi.Nhà nước phải có một hành lang pháp lý chặt chẽ trong việc quản lý thuế của các doanh nghiệp này.

Trong bài viết này, Công ty Luật T&Q sẽ chia sẻ một số nội dung về công ty liên kết và giao dịch liên kết nhằm giúp.Khách hàng xác định mình có thuộc đối tượng điều chỉnh của các quy định về.quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết hay không.

Giao dịch liên kết:

Giao dịch liên kết là các giao dịch phát sinh giữa giữa các bên có quan hệ liên kết, bao gồm:

  • mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
  • vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác;
  • mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và
  • thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí

Các bên có quan hệ liên kết

Các bên có quan hệ liên kết là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:

  • Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
  • Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác;

Cụ thể:

Quan hệ sở hữu

a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;

b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;

c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp.ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;

d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào.(bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự).với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên.50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;

đ) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất.25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất.10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao.dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành,.kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định.

Quan hệ điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát

a) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh.đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát (sau đây gọi là “điều hành”).của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh.nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên.50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành  của doanh nghiệp thứ hai;.hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định.các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;

b) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban.lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động.kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;

c) Hai doanh nghiệp được điều hành về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá.nhân thuộc một trong các mối quan hệ hôn nhân và huyết thống theo quy định;

d) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường.trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

đ) Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn.góp của cá nhân này vào.doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;

e) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên.thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia;

 

Dịch vụ pháp lý của Công ty Luật T&Q

Với đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm,.Công ty Luật T&Q hỗ trợ.Quý Khách hàng thực hiện các công việc, thủ tục pháp lý bao gồm:

  • Tư vấn doanh nghiệp xác định, xử lý các giao dịch liên kết phát sinh.
  • Tư vấn, thực hiện kê khai các thủ tục về thuế liên quan đến giao dịch liên kết.
  • Tư vấn và xử lý các vấn đề về thuế phát sinh trong quá trình vận hành của doanh nghiệp.
  • Đại diện doanh nghiệp thực hiện các thủ tục về thuế tại Cơ quan thuế.

Ngoài ra, Quý Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp CÔNG TY LUẬT T&Q.địa chỉ 58/19 Thành Thái, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh, hoặc tư vấn qua tổng đài số điện thoại 1900 599 818 để được tư vấn, hỗ trợ.

Bài viết liên quan:

Mức phạt xuất hóa đơn sai thời điểm

Chế độ kế toán áp dụng với nhà thầu nước ngoài

Các trường hợp ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

kênh liên hệ khác
Công ty Luật T&Q xin chào quý khách ;
Gọi điện thoại tư vấn
Gọi điện thoại tư vấn