Các trường hợp ấn định thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu
Các trường hợp ấn định thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý thuế 2019. Cụ thể như sau:
– Người khai thuế dựa vào các tài liệu không hợp pháp để khai thuế, tính thuế. Không khai thuế hoặc kê khai không chính xác. Hoặc không đầy đủ nội dung liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế;
– Quá thời hạn quy định mà người khai thuế không cung cấp, từ chối. Hoặc trì hoãn, kéo dài việc cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, tài liệu. Hoặc chứng từ, dữ liệu, số liệu liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp theo quy định;
– Người khai thuế không chứng minh, giải trình. Hoặc quá thời hạn quy định mà không giải trình được các nội dung liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan;
– Người khai thuế không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực. Hoặc không chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế;
– Cơ quan hải quan có đủ bằng chứng, căn cứ xác định về việc khai báo trị giá không đúng với trị giá giao dịch thực tế;
– Giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất kinh tế. Hoặc không đúng thực tế phát sinh, ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp;
– Người khai thuế không tự tính được số tiền thuế phải nộp;
– Trường hợp khác do cơ quan hải quan. Hoặc cơ quan khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật.
Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tư vấn cụ thể: 1900.599.818. Hoặc nhấn vào ô chat để được tư vấn pháp luật miễn phí.
Liên hệ dịch vụ:
https://luatsu1088.vn/lich-nghi-le-30-4-va-1-5-gio-to-hung-vuong-nam-2023/