Vi phạm chế độ một vợ một chồng
Vi phạm chế độ một vợ một chồng
Người đang có vợ có chồng hoặc chưa có vợ có chồng mà chung sống với người khác đã có vợ chồng là vi phạm pháp luật. Những trường hợp trên vẫn diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hạnh phúc gia đình.
Luật hôn nhân gia đình
Khoản 1 điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như sau: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng,vợ chồng bình đẳng”.
Đồng thời, để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định hành vi bị cấm là:
Luật hôn nhân gia đình
– Cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
Căn cứ các quy định trên thì rõ ràng người nào chung sống với người đã có vợ chồng là vi phạm pháp luật.
Hình thức xử phạt khi vi phạm chế độ một vợ một chồng
Tùy theo mức độ vi phạm đối với từng trường hợp cụ thể thì:
+ Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính
+ Hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2.1. Về trách nhiệm hành chính:
Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình và khoản 35 điều 1 nghị định 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 (có hiệu lực từ ngày 1/10/2015) quy định:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác;
+ Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc có vợ;
Luật hôn nhân gia đình
– Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
– Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung. Đó là buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật.
2.2. Về trách nhiệm hình sự:
Điều 147 của Bộ luật Hình sự quy định Tội vi phạm chế độ một vợ một chồng như sau:
– Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
Luật hôn nhân gia đình
– Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Như vậy tội vi phạm chế độ một vợ một chồng chịu mức hình phạt cao nhất là ba năm.
Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Luật hôn nhân gia đình
a) Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng.
Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v…
Luật hôn nhân gia đình
b) Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm.
Như vậy, chỉ trong trường hợp hành vi vi phạm chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì mới xử lý vi phạm hành chính. Nếu hành vi đó gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể như làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng quy định tại Điều 147 BLHS mà không đòi hỏi phải có điều kiện là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tái phạm”.
Luật hôn nhân gia đình
Thiết nghĩ pháp luật đã có quy định xử phạt người vi phạm chế độ một vợ một chồng. Tuy nhiên trên thực tế hiếm khi thấy người nào vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính chứ không nói gì tới bị truy cứu trách nhiệm hình sự mặc dù sự vi phạm vẫn diễn ra hàng ngày. Lý do là bởi tại người bị xâm phạm không tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Một phần là vì tâm lý e ngại, xấu hổ. Một phần không thể thu thập bằng chứng chứng minh quan hệ bất chính của họ. Và một phần có lẽ là do pháp luật xử phạt còn nhẹ chăng?
Xử phạt vi phạm
Suy cho cùng, một người không thể ngoại tình mà phải xuất phát từ hai phía. Do đó sự nhận thức của mỗi người trong cộng đồng là rất quan trọng để giữ lửa cho cuộc hôn nhân. Từ đó vấn nạn này sẽ tự khắc được giải quyết chứ không cần chờ đến biện pháp xử lý của pháp luật.
Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tư vấn cụ thể: 1900599818.
Tác giả: Luật sư Bùi Hường
Liên hệ dịch vụ:
https://luatsu1088.vn/quyen-yeu-cau-giai-quyet-ly-hon/