Những trường hợp không được ủy quyền
Hiện tại có nhiều trường hợp không được ủy quyền cho người khác. Cá nhân đó phải tự mình xác lập và thực hiện giao dịch. Cụ thể là những trường hơp sau đây:
1. Đăng ký kết hôn
Theo điều 18 Luật hộ tịch 2014, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt theo quy định nên không ủy quyền cho người khác được.
2. Ly hôn
Quy định tại Khoản 4 điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự quy định. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.
3. Đăng ký nhận cha, mẹ, con
Theo Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 quy định, người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
4. Cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2
Theo điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009, Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục.
5. Công chứng di chúc
Quy định tại Điều 56 Luật Công chứng 2014. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc. Và không được ủy quyền cho người khác thực hiện thay.
6. Gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng
Theo điều 12 của thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định: Người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng và xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm chung, tất cả người gửi tiền phải trực tiếp xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của mình.
Ngoài những trường hợp nêu trên, thì cá nhân có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình thực hiện các giao dịch dân sự.
Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tư vấn về những trường hợp không được ủy quyền theo số hotline: 1900.599.818
Tác giả: Luật sư Bùi Hường