Tranh chấp tài sản sống thử
Tranh chấp tài sản sống thử
Dưới sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện nay và sự du nhập của nhiều tư tưởng, nền văn hóa phương Tây – có lối sống phóng khoáng, thoải mái. Rất nhiều bạn trẻ lựa chọn hình thức “sống thử” . Mục đích là để tìm hiểu, thăm dò xem các bên có hợp nhau hay không. Sau đó mới tính đến việc kết hôn. Luật Hôn nhân và gia đinh 2014 không tồn tại khái niệm sống thử. Thay vào đó là “Chung sống như vợ chồng – là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.”
Việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mang lại nhiều hậu quả về mặt pháp luật như sau:
-
Không được pháp luật công nhận và bảo vệ:
Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”
Do vậy, khi nam nữ kết hôn với nhau sẽ được sẽ được hưởng một số đặc quyền của Nhà nước như sau:
“Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình. Tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện.Tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc. Và thực hiện đầy đủ chức năng của mình. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình. Vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình. Phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.” (khoản 1, điều 4, Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
“Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.” (khoản 1, điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
“Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.” (khoản 3, điều 5, Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Vì vậy, nếu nam nữ đã đăng ký kết hôn mà một trong hai người có quan hệ ngoài luồng với người thứ 3. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
-
Khai sinh cho con:
Nếu con sinh ra từ mối quan hệ có đăng ký kết hôn của cha, mẹ thì giấy khai sinh sẽ có đầy đủ thông tin của cả cha và mẹ. Tuy nhiên, do việc “nam nữ sống thử” không được pháp luật công nhận. Nên trong giấy khai sinh sẽ không có thông tin của người cha. (khoản 2, điều 15, Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
-
Chứng minh tài sản chung:
Trong thời gian sống thử nam, nữ có thể dùng tài sản của mình để duy trì cuộc sống. Hoặc tạo lập thêm tài sản từ tài sản riêng của từng người. Nếu sau này “đường ai ấy đi” thì việc phân chia tài sản này rất phức tạp.
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp không thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự. Và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hiểu một cách đơn giản là tài sản đứng tên người nào thì khi chia tay sẽ thuộc về người đó. Nếu bên còn lại cho rằng tài sản đứng tên người kia là tài sản chung thì họ phải chứng minh được rằng tài sản mình có công sức đóng góp vào việc tạo lập tài sản đó.
Từ những điều bất cập phát sinh từ việc sống thử nêu trên. Do đó hai bên nam nữ phải suy nghĩ kỹ trước khi bắt đầu sống thử.
Hãy nhấn vào ô chat để được tư vấn pháp luật miễn phí. Hoặc liên hệ số hotline: 1900.599.818.
Tác giả: Trần Quyên
Liên hệ dịch vụ:
https://luatsu1088.vn/tranh-chap-tai-san-khi-ly-hon/