Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn
Tranh chấp quyền nuôi con
Ly hôn là một trong những vấn đề được xã hội hiện tại quan tâm. Để được biết cách thức, thủ tục, công ty luật T&Q xin giới thiệu dịch vụ tư vấn và làm thủ tục ly hôn như sau:
Thứ nhất: về căn cứ xin ly hôn đó là việc của vợ hoặc chồng, có hành vi bạo lực gia đình, vi pham trọng đến hành vi của vợ chồng. Làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng. Đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.
Luật hôn nhân và gia đình
Thứ 2: về con chung: 2 vợ chồng tự thỏa thuận ai là người trực tiếp nuôi con. Nếu không thỏa thuận được, tòa án sẽ giao cho một bên trực tiếp nuôi. Căn cứ về quyền lợi mọi mặt của con, về nguyên tắc:
1.Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đối với con dưới 36 tháng tuổi:
“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Như vậy đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi nếu người mẹ không đủ điều kiện nuôi con thì người cha có thể yêu cầu tòa án được giành quyền nuôi con. Trong trường hợp này người cha vừa phải chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện nuôi còn vừa phải chứng minh được khả năng nuôi con của mình.
2. Tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn đối với con trên 36 tháng tuổi:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì: “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”. Sẽ có hai trường hợp như sau:
Nếu vợ chồng thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn thì tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận của các bên và ghi nhận trong quyết định hoặc bản án ly hôn.
3. Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đối với con trên 7 tuổi:
Đối với tranh chấp giành quyền nuôi con trên 7 tuổi thì việc xem xét nguyện vọng của trẻ. Đây sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để tòa quyết định về việc trao quyền nuôi con cho ai.
4. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Sau khi thủ tục ly hôn được giải quyết xong, người trực tiếp nuôi con mà không chăm lo được tốt cho đứa trẻ, thì người cha mẹ không trực tiếp nuôi hoặc các cá nhân tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi.
5. Tranh chấp tài sản sau khi ly hôn
Khi giải quyết vụ việc ly hôn các bên đương sự có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc chia tài sản chung. Những tranh chấp tài sản sau khi ly hôn bao gồm nhưng không giới hạn một số vấn đề sau đây:
Tranh chấp về việc xác định tài sản riêng;
Tranh chấp về việc chia tài sản chung;
Tranh chấp về việc xác định nghĩa vụ tài sản;
Liên hệ dịch vụ:
https://luatsu1088.vn/ket-hon-cho-nguoi-nuoc-ngoai/