Thả rông động vật gây thiệt hại

5 minutes, 5 seconds Read

Thả rông động vật gây thiệt hại

         Thả rông động vật gây thiệt hại thì phải bồi thường. Ở nước ta hiện nay việc thả rông động vật đang là một vấn đề được quan tâm. Đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Hành vi này thường gây ra những vụ tai nạn không đáng có. Thậm chí gây hậu quả đau lòng. Chủ nhân của những động vật này (chó, trâu, bò…) là người sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi thả rông mà mình gây ra theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

1. Bị xử phạt vi phạm hành chính

Nghị định 167/2013/NĐ-CP  quy định:
– Hành vi thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã, nơi công cộng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng (theo khoản c điểm 1 điều 5)
– Hành vi để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng ( theo điểm e khoản 2 điều 5)

 2. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Điều 625 bộ luật dân sự quy định các trường hợp bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra gồm:

– Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.

– Trong trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

– Trong trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường;

Thả rông động vật

– Trong trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán. Nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Theo đó, mức bồi thường bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa,

+ Bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại,

+ Mức thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

Trường hợp, thiệt hại tính mạng, việc bồi thường sẽ gồm chi phí hợp lý:

+ Cho việc cứu chữa người bị thiệt hại,

+ Cho mai táng,

+ Tiền cấp dưỡng nếu người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

+ Khoản tiền khác bù đắp thiệt hại về tinh thần.

3. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Nếu trường hợp chủ sở hữu thả rông động vật mà gây chết người thì có thể bị truy tố về “Tội vô ý làm chết người” theo điều 98 Bộ luật hình sự, với mức phạt từ 6 tháng đến 5 năm tù. Nếu có lỗi vô ý để gia súc làm chết nhiều người, thì còn có thể bị phạt tù đến 10 năm.

Mặc dù đã có những quy định cụ thể như trên, song trên thực tế để yêu cầu chủ nhân của động vật chịu các mức phạt và bồi thường theo quy định thì cũng không phải là dễ dàng. Do đó việc cần thiết trước mắt là UBND các xã, phường, thị trấn cần tăng cường giám sát, xử phạt thật nghiêm để làm gương cho các tổ chức, cá nhân chấp hành quy định của pháp luật.

Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tư vấn cụ thể: 1900599818

Tác giả: Luật sư Bùi Hường

Liên hệ dịch vụ:

http://0903876125.xyz

http://luatsu1088.vn/co-my-chat-gay-ao-giac/

 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

Similar Posts

Phone icon
Tư Vấn
Phone icon
Tư Vấn