Có được sử dụng tinh trùng của người đã chết?

 

Sinh con với người đã chết

Cuộc sống của chúng ta luôn ẩn chứa những nỗi đau. Những bất hạnh thì luôn đến một cách bất ngờ. Đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng mới cưới hoặc hiếm muộn con cái, khi họ chưa kịp có với nhau con chung thì người chồng đã qua đời. Nhưng trong cái rủi thì vẫn có cái may. Vì nhiều người đã kịp gửi tinh trùng của mình tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, người vợ có được sinh con với người đã chết?  Và đứa bé sinh ra có được pháp luật công nhận là con chung? Nội dung này được quy định như sau:

  1. Người vợ được đề nghị lưu giữ tinh trùng sau khi người chồng mất

Điều 21 Nghị định 10/2015/NĐ- CP quy định: “Trường hợp người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi nhận được thông báo kèm theo bản sao giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi, thì phải hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người đó, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản”.
Như vậy, nếu người chồng mất thì người vợ có quyền yêu cầu cơ sở khám, chữa bệnh lưu giữ tinh trùng. Tuy nhiên muốn sử dụng tinh trùng đó để thụ tinh nhân tạo thì pháp luật lại không có quy định hay văn bản nào hướng dẫn để trả lời cụ thể là có được hay không.

  1. Đứa trẻ sinh ra không được pháp luật công nhận là con chung nếu ra đời sau 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân

Điều 65 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định: Thời điểm chấm dứt hôn nhân kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết. Đồng thời Điều 88 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định: Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Căn cứ quy định trên thì đứa bé được thụ tinh nhân tạo chỉ được pháp luật công nhận là con của người đã chết nếu được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân. Còn sau thời kỳ này, không được công nhận là con chung của vợ chồng. Khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh, con chỉ được ghi tên mẹ, không có tên cha đã mất.

  1. Về vấn đề thừa kế của người con được sinh ra

Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế.  Hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế. Nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Căn cứ vào quy định trên thì người con sinh ra trong trường hợp thụ tinh nhân tạo không được nhận thừa kế từ người cha đã mất.
Có thể nói rằng, việc sinh con với người đã chết đang còn nhiều bất cập, cụ thể:
– Đối với các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện thành công nhiều ca thụ tinh nhân tạo nhưng vì pháp luật chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên các cơ sở này vẫn chưa dám cho người vợ sinh con với người đã chết;

Bộ luật dân sự

– Muốn sử dụng tinh trùng đã được lưu trữ, phải có văn bản khai nhận di sản thừa kế. Tuy nhiên pháp luật chưa ghi nhận tinh trùng là tài sản. Vì vậy phòng công chứng không thực hiện thủ tục này cho người dân. Do đó không có cơ sở để thực hiện việc sử dụng tinh trùng;
– Nếu người vợ muốn thụ tinh nhân tạo thì khi đăng ký khai sinh, không được ghi tên cha;
– Đối với trường hợp chưa đăng ký kết hôn thì người vợ theo hôn nhân thực tế không được sử dụng tinh trùng của người đã mất cho dù phía gia đình người chồng có đồng ý.

Bộ luật dân sự

Pháp luật cần điều chỉnh nội dung trên cho phù hợp với thực tế như:

+ Cho phép người chết được sinh con,

+ Tinh trùng là tài sản và được thừa kế,

+ Quy định khai sinh hộ tịch cho con sinh ra từ tinh trùng được thụ tinh nhân tạo.
Có như vậy thì việc sinh con với người đã chết không còn là vấn đề khó khăn. Điều này sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho nhiều gia đình.
Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tư vấn cụ thể: 1900.599.818

Tác giả: Luật sư Bùi Hường

Liên hệ dịch vụ:

http://0903876125.xyz

https://luatsu1088.vn/thu-tuc-thuan-tinh-ly-hon/

 

0/5 (0 Reviews)
Phone icon
1900599818