Sinh con thứ ba có bị phạt
Sinh con thứ ba có bị phạt.
Trong những năm gần đây, việc sinh con thứ ba không chỉ diễn ra tại các gia đình ở khu vực nông thôn, vùng núi, các dân tộc thiểu số ít người mà ngay cả những gia đình ở thành phố, các hộ giàu có, khá giả. Theo quy định của pháp luật thì việc sinh con thứ ba có vi phạm hay không. Nếu vi phạm thì có bị xử phạt hành chính hay không? Vấn đề này pháp luật có các quy định cụ thể như sau:
Các trường hợp sinh con thứ ba không vi phạm pháp luật
Căn cứ quy định tại Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 ban hành ngày 27/12/2008 sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh dân số thì mỗi cặp vợ chồng có quyền và nghĩa vụ sau: Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.
Theo đó, điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08/3/2010 quy định những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con, gồm 7 trường hợp sau:
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người. Hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân.
Luật hôn nhân gia đình
– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;
– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên. Nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng cả hai con bị dị tật.
Luật hôn nhân gia đình
– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).
+ Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng.
Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống (được sửa đổi theo điều 1 nghị định 18/2011/NĐ-CP)
– Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
2. Không xử phạt hành chính khi sinh con thứ ba
Tuy sinh con thứ ba là vi phạm nhưng hiện nay pháp luật không có quy định về xử phạt. Căn cứ nghị định số 176/2013/NĐ-CP thì không xử phạt trường hợp sinh con thứ 3.
Như vậy, việc sinh con thứ ba không còn bị xử phạt như trước đây nữa.
3. Đảng viên có thể bị xử lý kỷ luật khi sinh con thứ ba
Người dân thường không đứng trong hàng ngũ cán bộ đảng viên khi sinh con thứ ba thì không bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên đối với một số đối tượng là cán bộ, đảng viên có thể bị xử lý kỷ luật, cụ thể như sau:
– Căn cứ theo điều 26, Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30/3/2013 về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm quy định như sau:
+ Đảng viên vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Luật hôn nhân gia đình
+ Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại điều trên mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
+ Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên hoặc vi phạm trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
Căn cứ điểm c khoản 10 Mục III Hướng dẫn số 09 –HD/UBKTTW quy định về những trường hợp sau đây không vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình:
Luật hôn nhân gia đình
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có dân số dưới 10.000 người. Hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân.
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống. Bao gồm cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
– Cặp vợ chồng sinh con lần ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng cả hai con bị dị tật.
– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
Luật hôn nhân gia đình
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).
+ Sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
– Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
– Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19-01-1989.
Luật hôn nhân gia đình
Như vậy, cán bộ Đảng viên nếu sinh con thứ ba thì bị xử lý kỷ luật theo quy định. Còn đối với công dân thì việc sinh con thứ ba không còn bị xử phạt như trước đây.
Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tư vấn cụ thể: 1900599818.
Tác giả: Luật sư Bùi Hường
https://luatsu1088.vn/khai-sinh-con-ngoai-gia-thu/