Phải làm gì khi bị cảnh sát giao thông dừng xe

9 minutes, 46 seconds Read

Phải làm gì khi bị cảnh sát giao thông dừng xe

 

Phải làm gì khi bị cảnh sát giao thông dừng xe
Đang lưu thông trên đường mà bị cảnh sát giao thông ra tín hiệu dừng xe thì người điều khiển phương tiện giao thông không nên lúng túng, lo lắng mà việc làm đầu tiên là phải thật bình tĩnh để giải quyết sự việc.

Để làm được điều đó thì người tham gia giao thông cần thực hiện những việc sau đây:

Thứ nhất: Hiểu rõ thẩm quyền của cảnh sát giao thông để có những phản ứng đúng mực.

Cảnh sát giao thông đường bộ có các quyền hạn được quy định tại điều 5 thông tư 01/2016/TT-BCA:

“1. Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ. Kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện.  Kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện. Kiểm soát giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát.

2. Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bô.. Các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác .

Quyền của cảnh sát giao thông

3. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính. Tạm giữ giấy phép lái xe. Tạm giữ giấy đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện. Hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm pháp luật. Giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

4. Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Quyền của cảnh sát giao thông

5. Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

6. Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.

7. Tạm thời đình chỉ người và phương tiện đi lại ở một số đoạn đường nhất định.  Phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi xảy ra ùn tắc giao thông. Hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Quyền của người tham gia giao thông

8. Thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy vẫn có trường hợp cảnh sát giao thông dừng phương tiện để kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện.  Kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện. Kiểm soát giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện đang kiểm soát.

Hơn nữa, cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ phải mặc đồng phục, đeo biển tên của nghành. Do đó người tham gia giao thông khi có nghi ngờ có người giả danh cảnh sát giao thông thì phải yêu cầu họ xuất trình thẻ nghành.

Thứ hai: Yêu cầu Cảnh sát giao thông giải thích lỗi vi phạm và chứng minh lỗi trước khi lập biên bản xử lý vi phạm

Theo điều 3 luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì : “Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính”.

Căn cứ quy định trên thì trước khi bị lập biên bản xử phạt, người điều khiển phương tiện có quyền yêu cầu cảnh sát giao thông chứng minh lỗi vi phạm của mình. Việc chứng minh này có thể bằng hình ảnh, bằng việc miêu tả về hành vi vi phạm. Do đó cảnh sát giao thông trước khi kiểm tra giấy tờ và lập biên bản phải có trách nhiệm giải thích về lỗi vi phạm cho người bị xử phạt biết.

Thứ ba: Người điều khiển phương tiện có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

Cũng tại điều 3 luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính”.

Như vậy, khi bị cảnh sát giao thông lập biên bản về lỗi vi phạm thì người điều khiển phương tiện có quyền chứng minh mình không vi phạm hoặc chứng minh mình vi phạm lỗi khác nếu cảnh sát giao thông xác định không đúng hành vi vi phạm . Nên người tham gia giao thông có quyền ghi ý kiến của mình khi ký vào biên bản xử phạt.

Thứ tư: Không nên đưa tiền cho cảnh sát giao thông để được bỏ qua lỗi vi phạm

Nếu có hành vi vi phạm thì người điều khiển phương tiện không nên đưa tiền “hối lộ”cảnh sát giao thông để không bị xử phạt vì: Người tham gia giao thông phải tự chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình gây ra và hơn nữa không phải cảnh sát giao thông sẽ nhận tiền để bỏ qua lỗi vi phạm, do đó hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn so với mức phạt: nhẹ thì người vi phạm bị xử phạt hành chính về hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính (hối lộ người thi hành công vụ) theo điều 20 nghị định 167/2013/NĐ-CP, nặng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 289  Bộ luật hình sự 1999 về tội đưa hối lộ.

Xử phạt vi phạm hành chính

Như vậy, nếu vi phạm lỗi nào người điều khiển phương tiện nên chịu trách nhiệm về lỗi vi phạm đó.

Thứ năm:  Không nên chống cự hoặc có hành vi lăng mạ, đánh đập gây thương tích đối với cảnh sát giao thông

Vì nếu có những hành vi trên thì người vi phạm không chỉ bị xử phạt hành chính mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chống người thi hành công vụ theo điều 257 Bộ luật hình sự. Tùy theo hành vi vi phạm mà có mức xử phạt tương ứng. Do đó khi làm việc với cảnh sát giao thông, người vi phạm phải biết kiềm chế bản thân trong mọi trường hợp.

Tư vấn 1900599818

Như vậy, để có thể bĩnh tĩnh xử lý khi bị cảnh sát giao thông ra tín hiệu dừng xe không phải người điều khiển phương tiện giao thông nào cũng làm được. Cách an toàn nhất là nên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông.

Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tư vấn cụ thể: 1900599818

    Tác giả: Luật sư  Bùi Hường

Liên hệ dịch vụ:

http://0903876125.xyz

https://luatsu1088.vn/xu-phat-loi-vuot-den-vang/

 

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

Similar Posts

Phone icon
Tư Vấn
Phone icon
Tư Vấn