Người tâm thần gây án

 

Người tâm thần gây án có trách nhiệm như thế nào?
Người mắc bệnh tâm thần là người không có năng lực trách nhiệm hình sự. Điều 13 Bộ luật hình sự có quy định:
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
– Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Người tâm thần gây án

 

Căn cứ quy định trên thì sẽ có hai trường hợp xảy ra:

+ Một là: Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội mất khả năng nhận thức thì không phải chịu trách nhiệm hình sự;
Khi người phạm tội gây án mà bị bệnh tâm thần thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Không bị áp dụng bất kỳ hình phạt nào dù hậu quả gây ra có nghiêm trọng đến đâu. Chỉ bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Trách nhiệm

+ Hai là: Khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội vẫn có khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều 13 của Bộ luật Hình sự trước khi bị kết án thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người phạm tội có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm dân sự của người phạm tội bị tâm thần.

Bộ luật dân sự

Theo quy định tại khoản 3 Điều 606 Bộ luật Dân sự  thì: “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”.

Người tâm thần gây án

Như vậy, theo các quy định trên, khi người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại. Nếu người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ thì sẽ không phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Xác định người phạm tội bị bệnh tâm thần
Để phát hiện bị can bị tâm thần thật hay giả. Cơ quan chức năng sẽ thực hiện trưng cầu giám định. Hoặc tiến hành giám định lại đối với những người có nghi vấn giả bệnh án. Kết quả giám định sẽ là cơ sở pháp lý để quyết định tiếp cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

  Không phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng phải đưa vào cơ sở để bắt buộc chữa bệnh.

Sau khi có kết luận của cơ quan chức năng thì những người này bắt buộc phải vào các cơ sở để khám chữa bệnh. Điều này có nghĩa là, biện pháp chữa bệnh chỉ áp dụng khi người phạm tội gây án. Còn khi chưa gây án thì không bắt buộc phải điều trị chữa bệnh. Do đó mới gây ra hậu quả đau lòng như những vụ án điển hình đã nêu trên.

Người tâm thần gây án

Người mắc chứng bệnh tâm thần thường bị hoang tưởng, ảo giác. Nếu không có biện pháp quản lý thì mức độ nguy hiểm cho xã hội là rất lớn. Người nhà cần phải đưa vào các cơ sở chữa bệnh để điều trị. Làm được điều này chính là biện pháp hữu hiệu nhất để góp phần hạn chế những hậu quả đáng tiếc do người tâm thần gây ra mà người bị hại phần lớn không phải ai khác mà chính là người thân của người phạm tội.
Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tư vấn cụ thể: 1900599818

Tác giả: Luật sư Bùi Hường

Liên hệ dịch vụ:

http://0903876125.xyz

http://luatsu1088.vn/tha-rong-dong-vat-gay-thiet-hai/

 

0/5 (0 Reviews)
Phone icon
1900599818
Skip to content