Hậu quả pháp lý của hành vi không đưa tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Không đưa tiền cấp dưỡng nuôi con.

Người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn nếu cố tình không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo quyết định của bản án thì người nuôi dưỡng có quyền yêu cầu người vi phạm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Người vi phạm sẽ bị áp dụng và xử phạt theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

1.Bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án

Theo khoản 2 Điều 9 Luật thi hành án dân sự quy định: Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành (sau 15 ngày) thì bị cưỡng chế thi hành án.

Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án
Người bị thi hành án sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án như sau  như:

+ Khấu trừ tiền trong tài khoản;

+ Thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án

+ Hoặc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án…

2.Bị xử phạt vi phạm hành chính

Sau khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế mà người bị thi hành án vẫn cố tình không thi hành thì theo quy định tại điều 52

Nghị định 110/2013/NĐ-CP sẽ bị phạt mức tiền như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;

b) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Không chấp hành quyết định của người có thẩm quyền thi hành án về việc trừ vào thu nhập.”

 3.Bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp áp dụng biện pháp xử phạt hành chính mà vẫn cố tình không thực hiện hoặc việc từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đã gây hậu quả nghiêm trọng (tức là làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ như: ốm đau, bệnh tật…) thì sẽ bị truy tố hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo điều 152 Bộ luật hình sự. Mức phạt tù cao nhất của tội này là hai năm.

Như vậy, người vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ vi phạm. Trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện đúng nghĩa vụ theo bản án, tuy nhiên để yêu cầu người vi phạm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì cũng là vấn đề khá nan giải. Vì thế cho nên, người làm cha, làm mẹ nếu không trực tiếp nuôi con thì hãy đặt lợi ích của con mình lên trên và tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình, cùng với người còn lại cho con một cuộc sống được đầy đủ hơn.

Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tư vấn cụ thể: 1900.599.818

Liên hệ dịch vụ:

http://0903876125.xyz

https://luatsu1088.vn/thu-tuc-nho-mang-thai-ho/

 

0/5 (0 Reviews)
Phone icon
1900599818
Skip to content