Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn

author
8Phúts, 41GiâysĐọc

Mức phạt hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp

 

Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ.
Hàng hóa vận chuyển trên đường phải có đầy đủ hóa đơn hợp pháp. Do đó mọi trường hợp vi phạm về hóa đơn đều bị xử phạt.
Hóa đơn, chứng từ của hàng hóa khi vận chuyển trên đường.
Điều 44 của Nghị định 19/2013/NĐ-CP và điều 13 của Thông tư số 166/2013/TT-BTC quy định: Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo đó, hóa đơn chứng từ hợp pháp của hàng hóa bao gồm:

Hàng hóa vận chuyển không có hóa đơn chứng từ

 

1.1. Hàng hóa có xuất xứ trong nước

– Đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển từ người bán cho người mua, bao gồm cả trường hợp hàng hoá dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất) thì hóa đơn chứng từ đi kèm là hóa đơn giá trị gia tăng bản gốc (quy định tại điểm a khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC)

Nghị định 19/2013/NĐ-CP

– Đối với trường hợp xuất điều chuyển hàng hóa cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng ở khác địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) để bán hoặc xuất điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc với nhau. Xuất hàng hóa cho cơ sở nhận làm đại lý bán đúng giá, hưởng hoa hồng thì hóa đơn chứng từ đi lèm là hóa đơn giá trị gia tăng hoặc sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động nội bộ; Sử dụng phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý theo quy định đối với hàng hóa xuất cho cơ sở làm đại lý kèm theo lệnh điều động nội bộ (quy định tại điểm 2.6 của phụ lục 4 thông tư 39/2014/TT-BTC)

1.2. Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường nội địa (quy định tại thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP)

– Đối với hàng hóa của cơ sở sản xuất, kinh doanh trực tiếp nhập khẩu khi bày bán tại các cửa hàng hoặc lưu kho thì phải có phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (đối với trường hợp cửa hàng hạch toán phụ thuộc cùng địa bàn tỉnh, thành phố), Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn. Phiếu nhập kho (đối với trường hợp hàng hóa lưu kho).

Nghị định 19/2013/NĐ-CP

– Đối với hàng hóa nhập khẩu của cơ sở sản xuất, kinh doanh không trực tiếp nhập khẩu vận chuyển, bày bán hoặc lưu kho phải có hóa đơn, chứng từ của cơ sở bán hàng theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP
– Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh điều chuyển hàng hóa nhập khẩu cho các cơ sở hạch toán phụ thuộc như các chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu ở ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ sở kinh doanh đó đóng trụ sở hoặc điều chuyển giữa các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc. Xuất trả hàng từ đơn vị phụ thuộc về cơ sở kinh doanh. Xuất hàng đi chào hàng. Xuất hàng tham gia hội chợ, triển lãm thì phải có hóa đơn hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo lệnh điều động.

2. Mức phạt hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp

2.1. Người bán không lập hóa đơn khi bán hàng có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định  thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua (quy định tại điểm b khoản 4 Điều 38 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP)

Xử phạt vi phạm hành chính

2.2. Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn như trên, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành (quy định tại khoản 5 điều 44 Nghị định 109/2013/NĐ-CP), mức phạt được quy định cụ thể như sau:

Điều 13 Thông tư số 166/2013/TT-BTC quy định: Mức phạt từ 1-3 lần số tiền trốn thuế, cụ thể:

+ Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu  hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên đối với hàng hóa vận chuyển trên đường mà không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp ;

Vận chuyển hàng hóa trên đường

– Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp:

+ vi phạm lần đầu,

+ có tình tiết tăng nặng

+ hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.
–  Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp:

+ vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc

+ vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.

Mức xử phạt

– Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp:

+ vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc

+ vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.
– Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế trong các trường hợp:

+ vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc

+ vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.

Tư vấn 1900599818

Như vậy, doanh nghiệp khi xuất bán hàng hóa phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.  Phải giao cho người vận chuyển hàng hóa khi lưu thông trên đường. Nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo mức phạt quy định cụ thể như trên.

Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tư vấn cụ thể: 1900.599.818

Tác giả: Luật sư Bùi Hường

Liên hệ dịch vụ:

http://0903876125.xyz

https://luatsu1088.vn/sang-ten-xe-nhieu-doi-chu/

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

kênh liên hệ khác
Công ty Luật T&Q xin chào quý khách ;
Gọi điện thoại tư vấn
Gọi điện thoại tư vấn