Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa

 

Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm quy định cụ thể tại thông tư 09/2016/TT-BKHCN.

1. Danh mục hàng nguy hiểm phải xin cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa

Hàng nguy hiểm là các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5), các chất ăn mòn (thuộc loại 8).

Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:

Loại 1: Các chất nổ; các chất và vật liệu nổ công nghiệp.

Loại 2: Khí ga dễ cháy; Khí ga không dễ cháy, không độc hại; Khí ga độc hại.

Loại 3: Các chất lỏng dễ cháy và các chất nổ lỏng khử nhậy.

Loại 4: Các chất đặc dễ cháy, các chất tự phản ứng và các chất nổ đặc khử nhậy; Các chất dễ tự bốc cháy; Các chất khi gặp nước phát ra khí ga dễ cháy.

Loại 5:Các chất ôxy hóa; Các hợp chất ô xít hữu cơ.

Loại 6: Các chất độc hại;Các chất lây nhiễm.

Loại 7: Các chất phóng xạ

Loại 8: Các chất ăn mòn.

Loại 9. Các chất và hàng nguy hiểm khác.

(quy định tại khoản 1 điều 4 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP; Khoản 1 điều 4 Nghị định số 29/2005/NĐ-CP; Khoản 1 điều 22 Nghị định số 14/2015/NĐ-CP)

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (quy định tại điều 4 thông tư  09/2016/TT-BKHCN)

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (theo Mẫu 1.ĐĐK quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này);

b) Giấy chứng nhận tổ chức, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành;

c) Bảng kê khai các thông tin về hàng nguy hiểm (theo Mẫu 2. DMHNH- LT-PT-NĐKAT quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này);

d) Giấy phép Điều khiển phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực của người Điều khiển phương tiện vận chuyển phù hợp với loại phương tiện dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm;

Thông tư  09/2016/TT-BKHCN

đ) Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan Bảo hiểm cấp cho chủ phương tiện.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển, tổ chức, cá nhân phải nộp kèm theo bản sao hợp đồng thương mại hoặc bản sao văn bản thỏa thuận về việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận (nếu có) của các bên ký hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận, trong đó nêu chi Tiết các thông tin về phương tiện vận chuyển (loại phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát, trọng tải);

 

Phương tiện vận chuyển

e) Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động – vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực của những người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo quy định tại Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 10 năm 2013 của Bộ Lao động

– Thương binh và Xã hội, quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;

g) Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp cho người Điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;

Cấp giấy phép

h) Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng nguy hiểm theo quy định tại Khoản 3 Điều 29 Luật Hóa chất, kèm theo bản sao bằng ngôn ngữ nguyên gốc của doanh nghiệp sản xuất hàng nguy hiểm (nếu có). Nội dung Phiếu an toàn hóa chất theo quy định tại Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương;

i) Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc Phiếu kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm định đối với vật liệu bao gói, phương tiện chứa hàng nguy hiểm theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư số 44/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương, quy định danh Mục hàng công nghiệp nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng công nghiệp nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa và các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Giấy chứng nhận

k) Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 44/2012/TT-BCT đối với hàng hóa bắt buộc phải lập phương án ứng cứu khẩn cấp theo quy định;

l) Phương án làm sạch thiết bị và bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc vận chuyển đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường theo Mẫu 3. PALSTB quy định tại Phụ lục Thông tư này.

 Thủ tục

Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có sử dụng nhiều người Điều khiển phương tiện vận chuyển hoặc sử dụng nhiều phương tiện để vận chuyển hàng nguy hiểm hoặc sử dụng nhiều người áp tải hoặc nhiều loại hàng nguy hiểm thì trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm, tổ chức, cá nhân cần cung cấp đầy đủ các tài liệu theo quy định tại các Điểm d, đ, e, g, h, i, k Khoản 1 Điều này tương ứng đối với từng trường hợp tăng thêm (đối với hàng hóa bắt buộc phải lập phương án ứng cứu khẩn cấp theo quy định).

3. Hình thức nộp hồ sơ (quy định tại điều 4 thông tư 09/2016/TT-BKHCN)

Gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở hoặc qua Cổng thông tin điện tử của của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký doanh nghiệp.
4. Cơ quan cấp phép và thời hạn giải quyết (quy định tại điều 5 thông tư 09/2016/TT-BKHCN)
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

5. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (quy định tại điều 5 thông tư 09/2016/TT-BKHCN)

Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp tương ứng với từng loại hình vận chuyển:

a) Vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa:

– Giấy phép vận chuyển được cấp theo thời kỳ vận chuyển hoặc cấp theo lô hàng cần vận chuyển;

– Đối với Giấy phép vận chuyển cấp theo thời kỳ vận chuyển: thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp nhưng không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong các thành phần hồ sơ quy định tại các Điểm b, d, đ, e, g, k, l Khoản 1 Điều 4 Thông tư này;

 

Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH

– Giấy phép được cấp theo từng lô hàng cần vận chuyển: thời hạn vận chuyển lô hàng không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong các thành phần hồ sơ quy định tại các Điểm b, d, đ, e, g, k, l Khoản 1 Điều 4 Thông tư này. Giấy phép sẽ hết hiệu lực ngay sau thời Điểm kết thúc việc vận chuyển;

b) Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện đường sắt:
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng lô hàng cần vận chuyển. Thời hạn vận chuyển lô hàng không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong những thành phần hồ sơ quy định tại các điếm b, d, đ, e, g, k, l Khoản 1 Điều 4 Thông tư này. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm này sẽ hết hiệu lực ngay sau thời điểm kết thúc việc vận chuyển.

Tư vấn 1900599818

Như vậy, để vận chuyển các chất ôxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5), các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa thì chủ phương tiện phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép theo quy định cụ thể như trên.

Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tư vấn cụ thể: 1900.599.818

Tác giả: Luật sư Bùi Hường

Liên hệ dịch vụ:

http://0903876125.xyz

https://luatsu1088.vn/thoi-han-tam-giu-xe-tai-nan-giao-thong/

 

0/5 (0 Reviews)
Phone icon
1900599818
Skip to content