Hậu quả pháp lý của việc giả mạo chữ ký người khác?
Giả mạo chữ ký người khác
Trong các giao dịch dân sự thường ngày, hoặc các văn bản hành chính gửi cơ quan nhà nước, có rất nhiều trường hợp bị giả mạo chữ ký. Vậy hành vi này hiện tại có bị xem là vi phạm pháp luật hay không? Hình thức xử phạt như thế nào? Đây là câu hỏi chung mà nhiều khách hàng đã liên hệ đến Công ty Luật T&Q mong muốn chúng tôi tư vấn pháp lý để được an tâm.
Theo quy định pháp luật hiện hành, tùy thuộc vào tính chất, mức độ và từng lĩnh vực thì người giả mạo chữ ký sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính:
- – Trong lĩnh vực quyền tác giả:
- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi “Giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm”;
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm.
Căn cứ pháp luật tại: Điều 19 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
-
– Trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm:
- Hình thức xử phạt: Phải tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vì “Giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo”;
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo.
Căn cứ pháp luật tại: Điều 45, Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 09 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
-
– Trong lĩnh vực tư pháp:
- Hình thức xử phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi “Sử dụng bản sao có chứng thực giả; giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực”;
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi sử dụng bản sao có chứng thực giả; giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực
Căn cứ pháp luật tại: Khoản 27, điều 1, nghị định 67/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 08 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
Truy cứu trách nhiệm hình sự:
- – Đối với trường hợp giả mạo chữ ký trong các loại hợp đồng như: hợp đồng vay tài sản, hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc các loại hợp đồng dân sự khác với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Giả mạo chữ ký người khác
- – Ngoài ra, hành vi giả mạo chữ ký còn có thể chịu trách nhiệm hình sự về Tội giả mạo trong công tác tại Điều 359 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:
Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
- b) Làm, cấp giấy tờ giả;
- c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tư vấn cụ thể: 1900.599.818.
Tác giả: Luật sư Trần Quyên
Liên hệ dịch vụ:
https://luatsu1088.vn/tien-luong-khi-dung-viec/