Giải quyết quyền lợi người lao động khi doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội
Hàng tháng người lao động đều trích từ quỹ tiền lương tiền công của mình để đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp nợ tiền BHXH. Do đó khi nghỉ việc, người lao động không chốt được sổ bảo hiểm. Nên ảnh hưởng quyền lợi về các chế độ như thất nghiệp, BHXH 1 lần.
Hiện nay chưa có quy định nào về việc người lao động có thể tự đóng tiền BHXH khi người sử dụng lao động nợ tiền cơ quan BHXH. Do đó, cả người lao động và người sử dụng lao động cần có những phương án cụ thể để đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động khi bị ảnh hưởng.
1. Đối với người sử dụng lao động:
Nếu lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Và đang nợ tiền BHXH mà có trường hợp người lao động nghỉ việc, thì doanh nghiệp cần làm theo hai hướng sau đây:
– Theo quy định tạo điểm b, khoản 2 của Công văn 2266/BHXH-BT: Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn nợ BHXH, BHYT, nếu Giám đốc doanh nghiệp có văn bản gửi cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và thực hiện đóng trước BHXH, BHYT đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH, người lao động thôi việc để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH thì Giám đốc BHXH tỉnh xem xét phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết; hoặc:
Chế độ:
– Công ty được đề nghị đóng trước tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN. Lãi chậm đóng của những người lao động nghỉ việc để được chốt sổ. Đồng thời thanh toán tiền nợ quỹ BHYT (4,5%). Quỹ BHXH ngắn hạn (4%) để có thể gia hạn thẻ BHYT. Và giải quyết các chế độ ngắn hạn cho những người lao động khác còn làm việc. Được quy định tại công văn 2055/BHXH-THU ngày 21/6/2013).
2. Đối với người lao động
Nếu doanh ngiệp không thực hiện hai phương án như trên để chốt sổ BHXH cho người lao động, thì người lao động sẽ thực hiện như sau:
– Khiếu nại lên Phòng Lao động Thương binh Xã hội. Hoặc Thanh tra Sở Lao động Thương binh xã hội để được can thiệp nếu trường hợp công ty không chốt sổ BHXH sau khi người lao động nghỉ việc. Cơ quan có thẩm quyền sẽ làm rõ nguyên nhân thực sự doanh nghiệp nợ tiền BHXH là do khó khăn về tài chính hay doanh nghiệp cố tình không đóng BHXH vì mục đích khác, từ đó cơ quan có thẩm quyền có cách xử lý và giải quyết theo từng trường hợp cụ thể.
Chế độ
– Nếu thanh tra lao động yêu cầu mà doanh nghiệp cũng không thực hiện thì người lao động tự làm đơn cam kết từ bỏ thời gian đóng BHXH ở công ty nợ bảo hiểm xã hội để được cơ quan BHXH khóa quá trình đóng BHXH, BHTN liên quan ( Khoản 5 phần 2 – Công văn 2300/BHXH-THU ngày 4/7/2013).
Trong quá trình chờ đợi công ty cũ chốt sổ BHXH thì người lao động có thể cung cấp số sổ bảo hiểm cho công ty mới để tiếp tục tham gia BHXH được liên tục.
cơ quan bảo hiểm xã hội
Nhìn chung, cơ quan bảo hiểm xã hội đã có những công văn hướng dẫn cụ thể như trên nếu các Doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn không chốt được sổ BHXH cho người lao động. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp không có động thái gì để tháo dỡ tình trạng trên. Như vậy thiệt thòi là người lao động. Thiết nghĩ cơ quan có thẩm quyền cần có những phương án khả quan hơn để bảo vệ lợi ích cho người lao động đồng thời có các hình thức xử lý nặng đối với các doanh nghiệp nợ tiền BHXH.
Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tư vấn cụ thể: 1900.599.818
Tác giả: Luật sư Bùi Hường
Liên hệ dịch vụ:
https://luatsu1088.vn/dong-tien-su-dung-trong-hop-dong-lao-dong/