Quy định về điều kiện được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC; Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 15 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC.
1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa; dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa; dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên; trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa; dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác
3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc; ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi; ủy nhiệm thu; nhờ thu; thẻ ngân hàng; thẻ tín dụng; sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán)
Theo Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC
Các mục liên quan
Lưu ý:
– Bỏ quy định tài khoản ngân hàng phải được đăng ký mới được khấu trừ thuế GTGT
Bắt từ ngày 15 tháng 12 năm 2016; kể từ khi Thông tư 173/2016/TT-BTC có hiệu lực thì: Nếu doanh nghiệp thanh toán các hóa đơn có tổng thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên bằng tài khoản ngân hàng chưa đăng ký với sở kế hoạch đầu từ thì vẫn được khấu trừ thuế GTGT.
– Bỏ quy định phải đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư khi thêm mới; thay đổi tài khoản NH:
Theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 01/05/2021; thông tin về số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp đã có một số thay đổi như sau:
+ Bỏ thông tin về tài khoản ngân hàng trong các loại biểu mấu giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay; tất cả các loại biểu mẫu đăng ký thành lập doanh nghiệp tại phần đăng ký thuế không có thông tin về tài khoản ngân hàng.
+Trong thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp; thông tin về tài khoản ngân hàng cũng đã được bãi bỏ.
Như vậy; thông tin về tài khoản ngân hàng không còn là thông tin đăng ký thuế nữa. Vì vậy; sau khi thành lập; doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng không phải thông báo với bất kỳ cơ quan nhà nước nào.
– Trước đây; theo quy định tại điều 15 của Thông tư 219 thì “Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế) thì mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
a) Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán hoặc chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành không đủ điều kiện để được khấu trừ; hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa; dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên.
b) Hàng hóa; dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn từ hai mươi triệu đồng trở lên theo giá đã có thuế GTGT nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ.
c) Đối với hàng hoá; dịch vụ mua trả chậm; trả góp có giá trị hàng hoá; dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên; cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá; dịch vụ bằng văn bản; hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá; dịch vụ mua trả chậm; trả góp để kê khai; khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai; khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Trường hợp khi thanh toán; cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai; điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa; dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra; kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai; khấu trừ).
4. Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:
a) Trường hợp hàng hóa; dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa; dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa; dịch vụ bán ra; vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa; dịch vụ mua vào với hàng hóa; dịch vụ bán ra; vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của ba (3) bên làm căn cứ khấu trừ thuế.
b) Trường hợp hàng hóa; dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay; mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay; mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa; dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua; hoặc nhờ người mua chi hộ.
c) Trường hợp hàng hoá; dịch vụ mua vào được thanh toán uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng (bao gồm cả trường hợp bên bán yêu cầu bên mua thanh toán tiền qua ngân hàng cho bên thứ ba do bên bán chỉ định) thì việc thanh toán theo uỷ quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán phải được quy định cụ thể trong hợp đồng dưới hình thức văn bản và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc thể nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trường hợp sau khi thực hiện các hình thức thanh toán nêu trên mà phần giá trị còn lại được thanh toán bằng tiền có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
d) Trường hợp hàng hóa; dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền; tài sản do tổ chức; cá nhân khác đang nắm giữ (theo Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì cũng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Ví dụ 1:
Công ty A mua hàng của Công ty B và Công ty A đang còn nợ tiền hàng của Công ty B. Tuy nhiên Công ty B đang còn nợ tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Căn cứ Luật Quản lý thuế; cơ quan thuế thực hiện thu tiền; tài sản của Công ty B do Công ty A đang nắm giữ để thi hành quyết định hành chính thuế thì khi Công ty A chuyển tiền vào tài khoản thu ngân sách cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng; số thuế GTGT đầu vào tương ứng với doanh số của hàng hóa mua vào được kê khai; khấu trừ.
Ví dụ 2:
Công ty C thực hiện ký hợp đồng kinh tế với Công ty D về việc cung cấp hàng hóa và Công ty D đang còn nợ tiền hàng của Công ty C.
Thực hiện Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc yêu cầu thu toàn bộ số tiền mà Công ty D đang còn nợ Công ty C để chuyển vào tài khoản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mở tại Kho bạc Nhà nước để giải quyết “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” giữa Công ty C và đối tác.
Khi Công ty D chuyển trả số tiền vào tài khoản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (việc chuyển tiền này không được quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán giữa Công ty C và Công ty D) thì trường hợp này cũng được coi là thanh toán qua ngân hàng; số thuế GTGT đầu vào tương ứng với doanh số của hàng hóa mua vào được kê khai; khấu trừ.
5. Trường hợp mua hàng hóa; dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế; trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.
Trường hợp người nộp thuế là cơ sở kinh doanh có các cửa hàng là các đơn vị phụ thuộc sử dụng chung mã số thuế và mẫu hóa đơn của cơ sở kinh doanh; trên hoá đơn có tiêu thức “Cửa hàng số” để phân biệt các cửa hàng của cơ sở kinh doanh và có đóng dấu treo của từng cửa hàng thì mỗi cửa hàng là một nhà cung cấp
Ví dụ:
Trong cùng 1 ngày: ngày 16/8/2021
Công ty X có phát sinh mua hàng hóa của công ty A như sau:
+ Buổi sáng ngày 16/8: Mua hàng nhận hóa đơn có tổng thanh toán là 12 triệu
+ Buổi chiều ngày 16/8: Tiếp tục mua hàng lần 2 nhận hóa đơn có tổng thanh toán là 10 triệu
=> Vậy là trong cùng 1 ngày (16/8) Công ty X có thực hiện mua hàng hóa nhiều lần của cùng 1 nhà cung cấp là công ty A. Mà tổng giá trị mua hàng trong ngày là 22 triệu (>20 triệu) nên Công ty X phải thực hiện thanh toán chuyển khoản số tiền 22 triệu này thì mới được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Một số các trường hợp khác được khấu trừ thuế GTGT đầu vào mà các bạn có thể quan tâm
1. Đối với hàng cho biếu tặng (bao gồm cả nhân viên trong công ty và khách hàng)
– Đối với bên thực hiện cho biếu tặng: Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ mua vào để thực hiện cho biếu tặng. (Theo khoản 5 điều 14 của Thông tư 219)
– Đối với bên nhận hàng được cho biếu tặng: Dù có nhận được hóa đơn GTGT; Trên đó có ghi đầu đủ thuế suất và tiền thuế cũng không được khấu trừ thuế (Theo công văn số 2015/CT-THNVDT ngày 27/10/2014 thì trường hợp doanh nghiệp nhận hàng hoá cho; biếu; tặng của doanh nghiệp
trong nước: do không phải thanh toán tiền thuế GTGT nên doanh nghiệp chưa đáp ứng điều kiện kê khai; khấu trừ thuế GTGT đầu vào)
2. Các khoản chi có tính chất phúc lợi
– Được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo Công văn 4005/TCT-CS ngày 29/9/2015 của Tổng Cục Thuế trả lời hướng dẫn về việc khấu trừ đầu vào của các khoản chi có tính chất phúc lợi chi cho người lao động.
=> Lưu ý: Mục 1 và 2 nêu trên phải đảm bảo điều kiện về hóa đơn và chứng từ thanh toán theo quy định.
3. Đối với hàng nhập khẩu:
– Phải có chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu
4. Nộp thay thuế cho nhà thầu:
– Được khấu trừ số thuế GTGT nộp thay nếu Có chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài và trên hợp đồng có thể hiện phía doanh nghiệp sẽ nộp thay thuế cho phía nước ngoài
5. Đối với thuế GTGT của hàng bị tổn thất
6. Trường hợp thanh toán bằng thẻ của cá nhân:
Sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào nếu có đủ các hồ sơ chứng từ sau:
1. Có hồ sơ thể hiện việc ủy quyền cho người lao động thanh toán:
+ Hình thức thanh toán này có quy định tại quy chế tài chính hoặc quy chế quản trị
+ Giấy ủy quyền cho người lao động thanh toán
2. Có Hóa đơn mua HH-DV mang tên và mã số thuế của Công ty để chứng minh HH-DV được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh;
3. Có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của người lao động cho người bán.
4. Có chứng từ chuyển trả tiền từ tài khoản của Công ty cho người lao động.
Cần lưu ý; doanh nghiệp phải lập và theo dõi danh sách các tài khoản thẻ tín dụng cá nhân của người lao động được ủy quyền thanh toán tiền hàng để cung cấp cho CQT khi cần.
Theo hướng dẫn của Tổng Cục thuế tại các công văn:
+ Công văn số 5174/TCT-DNL
+ Công văn số 3977/TCT-DNL
7. Thanh toán quá hạn trên hợp đồng vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
– Trước đây theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 15 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC thì:
Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng hoặc đến ngày 31 tháng 12 hàng năm đối với trường hợp thời điểm thanh toán theo hợp đồng sớm hơn ngày 31 tháng 12; nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào; cơ sở kinh doanh phải kê khai; điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ của giá trị hàng hóa không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
– Nhưng hiện nay theo hướng dẫn cụ thể tại Tại điểm c khoản 10 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính quy định về việc thanh toán hàng hóa trả chậm thì:
+ Tại thời điểm doanh nghiệp mua hàng hóa dịch vụ nhưng chưa thực hiện thanh toán thì vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
+ Chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai; khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
+ Đến thời hạn thanh toán ghi trong hợp đồng Doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng (do chưa thanh toán) thì doanh nghiệp vẫn được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và chưa phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã kê khai khấu trừ.
+ Nhưng đến khi thanh toán thực tế; Doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng (thanh toán bằng tiền mặt) thì Doanh nghiệp phải kê khai; điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ tương ứng với phần giá trị hàng hóa; dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán thực tế.
(Nội dung trên được hướng dẫn cụ thể tại Công văn số 1634/TCT-CS hoặc công văn số 06/TCT-CS hướng dẫn về chính sách thuế GTGT đối với trường hợp mua hàng trả chậm trả góp nhưng thanh toán sau hoặc quá hạn thanh toán trên hợp đồng của Tổng Cục Thuế)
Ngoài các điều kiện cơ bản trên thì khi thực hiện kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào còn phải đảm bảo các nguyên tắc nhất định thì mới được khấu trừ. Do đó; Công Ty đào tạo X mời các bạn tham khảo thêm: Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Các trường hợp không được khấu trừ thuế GTGT:
Việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào chỉ dành cho các công ty kê khai tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. (Nếu doanh nghiệp bạn kê khai tính thuế theo phương pháp trực tiếp sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào)
1. Về hóa đơn:
– Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);
– Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên; địa chỉ; mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán;
– Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên; địa chỉ; mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua (trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 12 Điều này);
– Hóa đơn; chứng từ nộp thuế GTGT giả; hóa đơn bị tẩy xóa; hóa đơn khống (không có hàng hóa; dịch vụ kèm theo);
– Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa; dịch vụ mua; bán hoặc trao đổi.
2. Về chứng từ thanh toán:
– Các chứng từ bên mua nộp tiền mặt vào tài khoản của bên bán; hoặc chứng từ thanh toán theo các hình thức không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành; không đủ điều kiện để được khấu trừ; hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa; dịch vụ mua vào từ hai mươi triệu đồng trở lên.
3. Về thuế suất của mặt hàng kinh doanh:
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa; dịch vụ dùng cho sản xuất; kinh doanh hàng hóa; dịch vụ KHÔNG chịu thuế GTGT sẽ không được khấu trừ đầu vào.
Lưu ý: Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ; cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp; hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định.