Đánh chết người trộm chó có vi phạm pháp luật
Đánh chết người trộm chó là vi phạm pháp luật. Việc đánh hội đồng trộm chó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như gây ra hậu quả chết người.
Hành vi đánh chết người trộm chó là vi phạm pháp luật
Mặc dù đánh hội đồng đến chết đối tượng trộm chó là hành vi không có sự bàn bạc trước với nhau. Xuất phát từ sự bức xúc của nạn trộm chó. Và người dân cũng không có ý thức phạm tội. Tuy nhiên hành vi đó của người dân là vi phạm pháp luật.Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các loại tội danh như sau:
Đánh chết người trộm chó
+ Hậu quả gây chết người thì phạm tội: Giết người theo điều 93 Bộ luật hình sự. Mức hình phạt cao nhất là tử hình.
+ Nếu gây thương tích cho đối tượng trộm chó từ 11% trở lên thì phạm tội cố ý gây thương tích theo điều 104 bộ luật hình sự. Mức hình phạt cao nhất là tù chung thân;
+ Nếu có hành vi đốt xe mô tô, xe đạp…(phương tiện gây án) của đối tượng trộm chó thì phạm tội hủy hoại tài sản theo điều 143 bộ luật hình sự.
2.1.Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hành vi vi phạm pháp luật trên. Trong đó có một số nguyên nhân cơ bản như sau:
– Do bị mất tài sản nên người dân rất bức xúc trước nạn trộm chó.
– Các đối tượng trộm chó rất manh động. Có thể sử dụng nhiều vũ khí nguy hiểm để đánh trả lại sự vây bắt của người dân. Do đó người dân cũng phải có sự bảo vệ mình.
– Hành vi trên xuất phát từ sự bột phát, không có sự bàn bạc trước. Không có ý thức phạm tội, do bức xúc nạn trộm chó. Vì vậy người dân hay hùa vào đánh đối tượng trộm chó.
Hành vi vi phạm
– Các đối tượng trộm chó chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi giá trị của con chó bị trộm từ 2 triệu đồng trở lên, còn nếu không chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, người dân nhận thấy rằng xử phạt như vậy còn nhẹ, không đủ mạnh để răn đe kẻ phạm pháp.
– Cuối cùng là xuất phát từ sự kém hiểu biết về mặt pháp luật, bởi họ cho rằng hành vi của mình không phạm tội, hơn nữa nếu phạm tội thì phép vua cũng thua lệ làng, không thể bắt tù toàn bộ người dân, do đó họ không thể dừng hành vi của mình lại.
2.2. Một số giải pháp
Tuyên truyền và phổ biến cho người dân biết hành vi của người dân là vi phạm pháp luật để họ không hành động nếu như gặp những trường hợp tương tự là giải pháp quan trọng nhất.
Đối với một đất nước có hệ thống pháp luật chặt chẽ như hiện nay thì không có gì không thể xử lý được, người dân không nên tin vào câu nói: Phép vua thua lệ làng để tùy tiện cướp đi sinh mạng của một con người.
Khi người dân bắt được kẻ trộm chó thì không nên đánh hội đồng. Cũng không nên hủy hoại tài sản của đối tượng mà phải báo cho cơ quan công an. Công an căn cứ hành vi để xử lý theo quy định của pháp luật.
Tư vấn 1900599818
Thực tế cho thấy, nếu đối tượng trộm chó nào đã bị người dân vây bắt thì hầu như không thể sống sót trở về. Thiết nghĩ, một mạng chó đổi một mạng người là quá tàn nhẫn. Song, khi thực tế xảy ra, chỉ cần mỗi một người một cú đánh, một quả đấm là có thể lấy đi sinh mạng của một con người. Do đó, tự mỗi đối tượng trộm chó phải biết sự nguy hiểm và bắt buộc phải biết hậu quả của việc trộm chó, để từ đó không vi phạm pháp luật và cũng là tự bảo vệ mạng sống cho chính mình.
Tác giả: Luật sư Bùi Hường
Liên hệ dịch vụ:
http://luatsu1088.vn/chong-nguoi-thi-hanh-cong-vu/