Công ty nợ thuế người đại diện pháp luật bị cấm xuất cảnh?
Công ty nợ thuế người đại diện pháp luật bị cấm xuất cảnh?
Đại diện pháp luật của công ty nợ thuế bị cấm xuất cảnh đúng không? Đó là câu hỏi của không ít người đang quan tâm hiện nay. Khi mà bối cảnh kinh doanh trong nước hiện tại không mấy suôn sẻ. Việc công ty nợ đối tác, nợ thuế là điều khó tránh khỏi. Công ty nợ thuế người đại diện pháp luật bị cấm xuất cảnh? Vậy khi nào quyền xuất cảnh bị hạn chế? Và khi công ty bị cưỡng chế về thuế thì đối tượng nào bị cấm xuất cảnh?
Vâng, thấu hiểu được những lo lắng của Quý khách hàng gần xa. Công ty Luật T&Q sẽ có bài tư vấn pháp lý liên quan đến chủ đề này.
Đầu tiên, chúng ta phải hiểu đại diện pháp luật doanh nghiệp là ai? Đó là cá nhân đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp. Người đại diện pháp luật có hoặc không có góp vốn tại công ty.
Căn cứ quy định tại Thông tư 215/2013/TT-BTC. Có các biện pháp cưỡng chế về thuế sau đây:
- Công ty nợ thuế người đại diện pháp luật bị cấm xuất cảnh
- Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng. Yêu cầu phong tỏa tài khoản;
- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
- Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng;
- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Trường hợp quyết định cưỡng chế đã được giao cho doanh nghiệp bị cưỡng chế theo quy định. Mà doanh nghiệp này chưa hoặc trốn tránh thực hiện thì bị đưa vào diện chưa được xuất cảnh. Quyết định cưỡng chế này sẽ được thực thi đến người đại diện và thành viên góp vốn. Điều đó cũng có nghĩa là, đại diện pháp luật công ty nợ thuế bị cấm xuất cảnh.
Cụ thể hơn cho các biện pháp cưỡng chế thuế, tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh bao gồm:
- Công ty nợ thuế người đại diện pháp luật bị cấm xuất cảnh
- Cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
- Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
- Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Như vậy, cá nhân người đại diện pháp luật công ty nợ thuế bị cấm xuất cảnh. Trường hợp này xảy ra khi công ty bị cưỡng chế thi hành quyết định về thuế.
Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện pháp luật công ty nợ thuế:
Công ty nợ thuế người đại diện pháp luật bị cấm xuất cảnh
- Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có thẩm quyền quyết định việc lựa chọn các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh.
- Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh. Thì có thẩm quyền quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh và hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.
- Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm hủy bỏ việc tạm hoãn xuất cảnh. Thủ tục này chậm nhất không quá 24 giờ làm việc. Kể từ khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Theo đó, khi thực hiện xong nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế trực tiếp công ty. Người đại diện pháp luật công ty nợ thuế bị cấm xuất cảnh sẽ được hủy bỏ hạn chế này.
Đây là nội dung tư vấn về việc đại diện pháp luật công ty nợ thuế bị cấm xuất cảnh. Những vấn đề có liên quan khác như thay đổi đại diện pháp luật hoặc thành viên góp vốn. Đối với trường hợp công ty đang bị cưỡng chế về thuế có thực hiện được không? Để rõ hơn, xin mời Quý khách liên hệ với Luật sư tư vấn qua tổng đài 1900 599 818. Hoặc có thể nhấn vào ô chat trên trang web công ty Luật T&Q để được tư vấn rõ hơn.
Luật sư: Trần Quyên
Lưu trữ 营业 – 律師事務所 (luattq.com)