Chứng minh nhân dân
Chứng minh nhân dân (CMND) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định. Nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp CMND.
Thời hạn của CMND là 15 năm kể từ ngày được cấp.
Khi có nhu cầu thì công dân được đổi, cấp lại CMND. Cụ thể:
– Đổi CMND khi:
- a) Hết thời hạn sử dụng;
- b) Hư hỏng không sử dụng được;
- c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
- d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
– Trường hợp bị mất thì phải làm thủ tục cấp lại.
Thẻ căn cước công dân
Từ ngày 1/1/2016, một số tỉnh, TP chuyển sang cấp Thẻ căn cước công dân thay thế cho CMND.
Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
- a) Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
- c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
- d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
- e) Khi công dân có yêu cầu.
-Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
- a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;
- b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, CMND là giấy tờ tùy thân của mỗi người. Phải xuất trình khi có yêu cầu của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hãy nhấn vào ô chat để được tư vấn pháp luật miễn phí. Hoặc liên hệ số hotline: 1900.599.818
Tác giả: Luật sư Bùi Hường
Liên hệ dịch vụ:
https://luatsu1088.vn/07-nhom-doi-tuong-duoc-nhan-tien-ho-tro/