Chống người thi hành công vụ
Chống người thi hành công vụ là hành vi vi phạm pháp luật. Người thi hành công vụ là người đang thực hiện nhiệm vụ công. Tức là người đang thực thi quyền lực nhà nước trong các hoạt động quản lý hành chính. Nếu người nào chống đối lại thì người đó phạm tội chống người thi hành công vụ. Và phần lớn là rơi vào các trường hợp vi phạm giao thông, cưỡng chế đất đai. Mức phạt của tội này được pháp luật quy định cụ thể như sau:
Bị xử phạt vi phạm hành chính
Điều 3 của Nghị định 208/2013/NĐ-CP. Quy định các biện pháp phòng ngừa, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ thì có thể hiểu:
Người thi hành công vụ
– Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
– Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực. Đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ. Hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao”.
Xử phạt hành chính
Căn cứ vào hành vi mà người vi phạm gây ra ở mức độ nhẹ thì có thể bị xử phạt hành chính. Theo đó tại điểm a, khoản 2, điều 20, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội có quy định:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: “Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ”
Bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 257 bộ luật hình sự quy định về tội chống người thi hành công vụ như sau:
Truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.”
Cấu thành tội phạm
Theo đó để cấu thành nên tội này thì người phạm tội phải thực hiện một trong các hành vi:
+ Hành vi dùng vũ lực là hành vi dùng sức mạnh vật chất tấn công. Có thể làm cho người thi hành công vụ bị thương, bị tổn hại đến sức khỏe. Hoặc chưa gây ra thương tích đáng kể nhằm mục đích cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, như: đấm, đá, dùng cây đánh, dùng đất, đá ném,.. Nếu gây ra thương tích thì tùy từng trường hợp người phạm tội có thể bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích điều 104 hoặc nếu gây chết người thì truy cứu về tội giết người điều 93 bộ luật hình sự.
Cán bộ công chức
+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực đó là hành vi dùng lời nói hoặc hành động để uy hiếp tinh thần người thi hành công vụ làm cho họ sợ rằng việc dùng vũ lực sẽ xảy ra ngay tức khắc nhằm mục đích cản trở làm những người thi hành công vụ không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
+ Hành vi dùng thủ đoạn khác theo quy định của pháp luật hiện hành thì chưa có văn bản nào hướng dẫn. Hoặc quy định về các hành vi dùng thủ đoạn khác bao gồm các hành vi nào. Vì vậy trên thực tế cơ quan công an sẽ xem xét các hành vi không thuộc 2 trường hợp trên nhưng có mục đích cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Hành vi vi phạm
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong các hành vi khách quan nêu trên là tội phạm đã hoàn thành. Và tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện các hành vi chống đối, kháng cự, cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện các hành vi trái pháp luật.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật chưa phân định rõ ràng căn cứ trên những hành vi nào để truy cứu trách nhiệm hình sự. Hay xử phạt hành chính. Trên thực tế cho thấy việc truy cứu trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với trường hợp có hành vi chống người thi hành công vụ mà dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ bị gián đoạn hoặc gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Những trường hợp vẫn thực hiện nhiệm vụ được mặc dù có hành vi chống đối thì biện pháp xử lý mềm mỏng hơn. Có thể là xử phạt hành chính hoặc cảnh cáo, nhắc nhở…
Chống người thi hành công vụ
Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp. Mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu người thi hành công vụ lại là người làm trái pháp luật mà bị xâm phạm thì người có hành vi xâm phạm không phải là hành vi chống người thi hành công vụ. Do đó chúng ta cũng cần phải lưu ý các trường hợp người thi hành công vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện các hành vi không đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Để từ đó lên án các hành vi xấu xa trên. Cũng như tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình.
Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tư vấn: 1900.599.818
Tác giả: Luật sư Bùi Hường
Liên hệ dịch vụ:
http://luatsu1088.vn/ru-re-su-dung-ma-tuy/