Chia tài sản gia đình

Chia tài sản gia đình thường áp dụng khi hai vợ chồng có nhu cầu chia tài sản chung. Hoặc chia tài sản khi ly hôn. Ngoài ra còn áp dụng khi cha mẹ muốn cho con tài sản, cho anh chị em trong gia đình.

  1. Đối với trường hợp phân chia giữa hai vợ chồng

– Khi có nhu cầu hai vợ chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản chung.

Để tránh phát sinh tranh chấp và có sự  thay đổi ý định, việc thỏa thuận này nên lập thành văn bản và nên thực hiện thủ tục xác nhận chữ ký tại Ủy ban nhân dân hoặc văn phòng công chứng.

– Trường hợp không thỏa thuận được thì vợ/chồng có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

 Về nguyên tắc tài sản chung là chia đôi. Tuy nhiên sẽ tính đến các yếu tố sau đây:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

  1. Đối với trường hợp cha mẹ cho con, chia cho anh, chị, em trong gia đình.

Tài sản của cha mẹ là tài sản riêng của cha mẹ. Và chỉ có họ mới có quyền quyết định về tài sản đó. Con cái trong gia đình không có quyền gì trong khối tài sản này.

Tuy nhiên trong trường hợp cha mẹ có thỏa thuận muốn chia tài sản này cho con, cho anh chị em trong gia đình thì pháp luật không cấm.

Việc chia tài sản này có thể làm thành hợp đồng tặng cho, lập di chúc ….cho người mà cha mẹ muốn để lại tài sản.

 Như vậy, tài sản gia đình sẽ được chia một cách dễ dàng nếu các bên có sự thỏa thuận và thống nhất với nhau.

Hãy gọi cho chúng tôi có nhu cầu tư vấn cụ thể: 1900.599.818

Tác giả: Luật sư Bùi Hường

Liên hệ dịch vụ:

http://0903876125.xyz

https://luatsu1088.vn/chia-con-chung/

0/5 (0 Reviews)
Phone icon
1900599818