Chế độ Hưu trí
Các mục liên quan
Đối tượng:
Chế độ hưu trí
Người đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chế dộ hưu trí
Điều kiện hưởng:
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường
theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
– Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021,tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường:
đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam;
đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ;
sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028
và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Độ tuổi nghỉ hưởng hưu trí
– Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:
Nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động
theo khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
- Người lao động thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi
so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này tại thời điểm nghỉ hưu,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
a) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
b) Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn,
bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021. chế độ hưu trí
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
c) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
d) Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng
quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.
- Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của người lao động thuộc các trường hợp trên được thực hiện theo bảng dưới đây:
Tỷ lệ % lương hưu
Từ 1/1/2018
Đối với nữ: 15 năm => 45%, cứ thêm 1 năm => 2%
Đối với nam: tỷ lệ 45% tương ứng với số năm đóng theo bảng dưới, cứ thêm 1 năm => 2%
Cách tính lương hưu:
Lương hưu = Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH x tỷ lệ % lương hưu.
Trong đó: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu tính như sau:
a) Đối với người có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định:
b) Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định :
c) Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
– Chế độ hưu trí trong thời gian bị tù giam: Vẫn hưởng lương hưu trong thời gian bị tù giam
– Người đang hưởng chế độ hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư: hưởng trợ cấp 1 lần:
– Người hưởng lương hưu:
Công thức tính
- Trước năm 2014: mỗi năm = 1,5 tháng lương hưu
- Từ năm 2014: mỗi năm = 2 tháng lương hưu.
Công thức: (A+B)-(Số tháng đã nhận lương hưu x ½) >= 3 tháng lương hưu
– Người hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng: 03 tháng trợ cấp đang hưởng;
– Tạm dừng lương hưu, trợ cấp hàng tháng:
+ Xuất cảnh trái phép;
+ Tòa án tuyên bố mất tích;
+ Có căn cứ xác định việc hưởng BHXH không đúng quy định.
Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu
5.1 Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm
mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
Ví dụ: Ông A sinh ngày 01/3/1956, làm việc trong điều kiện bình thường.
Thời điểm ông A đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/4/2016.
5.2 Trường hợp tháng sinh là tháng 12
thì thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu
là ngày 01 của tháng 01 năm liền kề sau năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
Ví dụ: Ông M sinh ngày 01/12/1956, làm việc trong điều kiện bình thường.
Thời điểm ông M đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/01/2017.
5.3 Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu
đối với trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh (chỉ ghi năm sinh)
là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
Ví dụ: Bà C làm việc trong điều kiện bình thường, trong hồ sơ chỉ ghi sinh năm 1961.
Thời điểm bà C đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu là ngày 01/01/2017.
Thời điểm đủ điều kiện khi suy giảm khả năng lao động
5.4 Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
đối với người có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng BHXH
được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động.
Ví dụ: Bà D sinh ngày 10/5/1965, có thời gian đóng BHXH bắt buộc là 23 năm.
Ngày 05/7/2016, Hội đồng Giám định y khoa kết luận bà D bị suy giảm KNLĐ 61%.
Thời điểm bà D đủ điều kiện hưởng lương hưu là ngày 01/8/2016.
5.5 Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu
mà thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng
thì được đóng một lần cho số tháng còn thiếu theo mức 22% tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc
vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu.
Người lao động được hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu
và đã đóng đủ BHXH cho số tháng còn thiếu. chế độ hưu trí
Ví dụ: Ông C sinh tháng 3/1956, làm việc trong điều kiện bình thường,
đến hết tháng 3/2016 ông C có 19 năm 7 tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp ông C đóng một lần cho 5 tháng còn thiếu vào tháng 4/2016
thì ông C được hưởng lương hưu từ tháng 4/2016.
Trường hợp ông C đến tháng 7/2016 mới đóng một lần cho 5 tháng còn thiếu thì được hưởng lương hưu từ tháng 7/2016.
Hướng dẫn trực tuyến
Tư vấn trực tuyến mọi vấn đề của quý khách. Hoặc tư vấn nhanh qua tổng đài 1900 599 818.
Thực hiện dịch vụ nhanh chóng hiệu quả chi phí hợp lý
Liên hệ dịch vụ: