Cấm đưa ảnh người khác lên mạng

author
5Phúts, 45GiâysĐọc

Cấm đưa ảnh người khác lên mạng

 

Pháp luật cấm đưa ảnh người khác lên mạng. Hiện nay việc đăng tải hình ảnh cá nhân lên mạng xã hội như Face book, Zalo rất phổ biến. Nhưng đó là đưa hình ảnh của chính mình. Vậy còn đưa hình ảnh của người khác đặc biệt là trẻ em thì có hợp pháp không? Nếu trước đây là được phép và thoải mái đăng tải thì từ ngày 1/6/2016 việc trên sẽ bị cấm.

 

cấm đưa ảnh người khác lên mạng

 

Nội dung này được quy định cụ thể tại Luật trẻ em 2016, cụ thể như sau:

1. Trẻ em có quyền bí mật về  đời sống riêng tư

Điều 21 quy định: Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Ngoài ra khoản 2 điều 54 có quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật.

Cấm đưa ảnh người khác lên mạng

Đây chính là quy định mới so với Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. Mọi vấn đề liên quan đến đời tư của trẻ đều phải được giữ bí mật. Vì đây là quyền của trẻ nên cha mẹ phải hoàn toàn tuân thủ. Không nên lấy bất kỳ lý do gì để đăng tải hình ảnh của con em mình.

Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều bị cấm. Mà chỉ có trường hợp chưa được sự đồng ý của trẻ mới vi phạm pháp luật.

2. Chỉ được đưa hình ảnh của trẻ em từ 7 tuổi trở lên và phải có sự đồng ý của trẻ

Khoản 11 điều 6 quy định : Cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.

Như vậy, muốn đăng tải hình ảnh của trẻ lên các trang mạng xã hội thì phải có hai điều kiện:
– Một là trẻ phải từ 07 tuổi trở lên
– Hai là phải có sự đồng ý của trẻ và của cha mẹ, người giám hộ của trẻ em.
Nếu không có đủ hai điều kiện trên thì mọi trường hợp đăng tải hình ảnh cũng như thông tin của trẻ lên mạng đều vi phạm pháp luật.

3. Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực

Để tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em.

Tổng đài điện thoại quốc gia là nơi tiếp nhận các thông tin tố giác về hành vi xâm phạm bí mật đời tư của trẻ. Khi phát hiện có vi phạm, trẻ em hoặc người có liên quan nên gọi điện tới tổng đài điện thoại quốc gia để tổng đài tiếp nhận thông tin và có quy trình xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Cấm đưa ảnh người khác lên mạng

Với quy định mới như trên, có những ý kiến trái chiều nhau. Một bộ phận phản đối vì việc đăng tải hình ảnh của trẻ dưới 7 tuổi coi như bị cấm cho dù hình ảnh đó đẹp, mục đích của người đăng tải hoàn toàn trong sáng, lành mạnh. Nhưng một bộ phận khác lại đồng tình bởi nếu chưa có sự đồng ý của trẻ thì đối với những bé nhút nhát, sống khép kín  không thích đưa hình ảnh của mình lên mạng thì khi đăng tải sẽ không đúng với nguyện vọng của bé, đó là chưa kể các trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng hình ảnh của bé để phục vụ cho mục đích không lành mạnh. Do đó, cha mẹ và những người đăng tải hình ảnh của trẻ em nên tuân thủ quy định trên để không vi phạm pháp luật.

Hãy gọi cho chúng tôi nếu bạn có nhu cầu tư vấn: 1900599818

Tác giả: Luật sư Bùi Hường

Liên hệ dịch vụ:

http://luatsu1088.com/xem-boi-me-tin-di-doan/

http://0903876125.xyz

 

0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan

kênh liên hệ khác
Công ty Luật T&Q xin chào quý khách ;
Gọi điện thoại tư vấn
Gọi điện thoại tư vấn