Generic selectors
Exact matches only
Search in title
Search in content
Post Type Selectors
">

Cách tính thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn

16 minutes, 27 seconds Read

Các khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên); công ty hợp danh; hợp đồng hợp tác kinh doanh; hợp tác xã; quỹ tín dụng nhân dân; tổ chức kinh tế; tổ chức khác.

b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu; quyền mua cổ phiếu; trái phiếu; tín phiếu; chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

I) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp

a) Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và thuế suất.

* Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

  • Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.
  • Giá mua của phần vốn chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn.

Trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng bao gồm: trị giá phần vốn góp thành lập doanh nghiệp; trị giá phần vốn của các lần góp bổ sung; trị giá phần vốn do mua lại; trị giá phần vốn từ lợi tức ghi tăng vốn.

  • Các chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng vốn là những chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn; có hoá đơn; chứng từ hợp lệ theo quy định như: Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cho việc chuyển nhượng; các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển nhượng; các khoản chi phí khác có liên quan.

* Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.

b)  Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Riêng đối với trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn; rút vốn.

c) Cách tính thuế TNCN từ thu nhập chuyển nhượng vốn

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp =          Thu nhập tính thuế        ×          Thuế suất 20%

II) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

a) Căn cứ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là thu nhập tính thuế và thuế suất.

* Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ giá mua và các chi phí hợp lý liên quan đến việc chuyển nhượng.

● Giá bán chứng khoán được xác định như sau:

– Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán; giá bán chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Giá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.

– Đối với chứng khoán của công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán mà chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu qua hệ thống chuyển quyền của Trung tâm lưu ký chứng khoán; giá bán là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán.

– Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên; giá bán là giá thực tế chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm gần nhất trước thời điểm chuyển nhượng.

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá bán hoặc giá bán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá bán theo pháp luật về quản lý thuế.

● Giá mua chứng khoán được xác định như sau:

– Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán; giá mua chứng khoán là giá thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Giá thực hiện là giá chứng khoán được xác định từ kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ các giao dịch thỏa thuận tại Sở Giao dịch chứng khoán.

– Đối với chứng khoán của công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán mà chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu qua hệ thống chuyển quyền của Trung tâm lưu ký chứng khoán; giá mua là giá ghi trên hợp đồng nhận chuyển nhượng chứng khoán.

– Đối với chứng khoán mua thông qua đấu giá thì giá mua chứng khoán là mức giá ghi trên thông báo kết quả trúng đấu giá cổ phần của tổ chức thực hiện đấu giá cổ phần và giấy nộp tiền.

– Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên; giá mua là giá thực tế mua ghi trên hợp đồng nhận chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán chuyển nhượng tại thời điểm gần nhất trước thời điểm mua.

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá mua hoặc giá mua trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá mua theo pháp luật về quản lý thuế.

● Các chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán là các khoản chi phí thực tế phát sinh của hoạt động chuyển nhượng chứng khoán có hoá đơn; chứng từ theo chế độ quy định bao gồm:

– Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng.

– Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng phải nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng.

– Phí dịch vụ lưu ký chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính và chứng từ thu của công ty chứng khoán.

– Phí uỷ thác đầu tư; phí quản lý danh mục đầu tư chứng khoán căn cứ vào chứng từ thu của đơn vị nhận uỷ thác.

– Phí môi giới chứng khoán khi chuyển nhượng.

– Phí dịch vụ tư vấn đầu tư và cung cấp thông tin.

– Phí chuyển khoản; phí chuyển quyền sở hữu qua Trung tâm lưu ký chứng khoán (nếu có).

– Các khoản chi phí khác có chứng từ chứng minh.

* Thuế suất và cách tính thuế

● Đối với trường hợp áp dụng thuế suất 20%
 Nguyên tắc áp dụng

Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán áp dụng nộp thuế theo thuế suất 20% là cá nhân đã đăng ký thuế; có mã số thuế tại thời điểm làm thủ tục quyết toán thuế và xác định được thu nhập tính thuế của từng loại chứng khoán theo hướng dẫn tại điểm a; khoản 2; Điều 11 Thông tư này.

Riêng giá mua của chứng khoán được xác định bằng tổng giá mua bình quân của từng loại chứng khoán bán ra trong kỳ như sau:

                                          Giá vốn đầu kỳ + Giá vốn phát sinh trong kỳ

Giá mua bình quân    =   —————————————————-      x Số lượng chứng khoán bán ra

 

                             Số lượng chứng khoán tồn đầu kỳ + Số lượng chứng khoán phát sinh trong kỳ

 

– Cách tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp =          Thu nhập tính thuế        ×          Thuế suất 20%

 

Khi quyết toán thuế; cá nhân áp dụng thuế suất 20% được trừ số thuế đã tạm nộp theo thuế suất 0;1% trong năm tính thuế.

 

● Đối với trường hợp áp dụng thuế suất 0;1%

Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán phải tạm nộp thuế theo thuế suất 0;1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần kể cả trường hợp áp dụng thuế suất 20%.

Cách tính thuế:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp =          Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần        ×          Thuế suất 0;1%

 

b)  Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:

– Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán là thời điểm người nộp thuế nhận thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

– Đối với chứng khoán của công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán mà chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu qua hệ thống chuyển quyền của Trung tâm lưu ký chứng khoán là thời điểm chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán.

– Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực.

– Đối với trường hợp góp vốn bằng chứng khoán mà chưa phải nộp thuế khi góp vốn thì thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán do góp vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn; rút vốn.

c) Đối với trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu; cá nhân chưa phải nộp thuế TNCN khi nhận cổ phiếu. Khi chuyển nhượng số cổ phiếu này; cá nhân phải nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; cụ thể như sau:

– Căn cứ để xác định số thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ đầu tư vốn là giá trị cổ tức ghi trên sổ sách kế toán hoặc số lượng cổ phiếu thực nhận nhân (×) với mệnh giá của cổ phiếu đó và thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn.

Trường hợp giá chuyển nhượng cổ phiếu nhận thay cổ tức thấp hơn mệnh giá thì tính thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư vốn theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng.

Sau khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu; nếu cá nhân có chuyển nhượng cổ phiếu cùng loại thì khai và nộp thuế thu nhập cá nhân đối với cổ tức nhận bằng cổ phiếu cho tới khi hết số cổ phiếu nhận thay cổ tức.

– Căn cứ để xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định theo hướng dẫn tại điểm b; khoản 2; Điều 11; thông tư 111/2013.

Ví dụ 1: Ông Dũng là cổ đông của công ty cổ phần ABC (đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán). Năm 2011; ông Dũng được nhận 5.000 cổ phiếu (CP) trả thay cổ tức của Công ty ABC (mệnh giá của cổ phiếu là 10.000 đồng). Tháng 2/2014; Ông Dũng chuyển nhượng 2.000 cổ phiếu của công ty ABC với giá là 30.000 đồng/cổ phiếu. Tháng 8/2014; ông Dũng chuyển nhượng 7.000 cổ phiếu với giá là 20.000 đồng/cổ phiếu.

Khi chuyển nhượng ông Dũng phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; cụ thể như sau:

* Đối với lần chuyển nhượng tháng 2/2014

– Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn:

    (2.000 CP × 10.000 đồng) × 5% = 1.000.000 đồng

– Thuế thu nhập cá nhân (tạm nộp) đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:

(2.000 CP × 30.000 đồng) × 0;1% = 60.000 đồng

* Đối với lần chuyển nhượng tháng 8/2014

– Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn:

(3.000 CP × 10.000 đồng) × 5% = 1.500.000 đồng

– Thuế thu nhập cá nhân (tạm nộp) đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán:

(7.000 CP × 20.000 đồng) × 0;1% = 140.000 đồng

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

Similar Posts