Để tính được thuế TNCN cho người nước ngoài thì cần phải xác định người nước ngoài đó là cá nhân cư trú hay không cư trú. Bởi vì mỗi đối tượng này sẽ có cách tính thuế TNCN riêng biệt; phạm vi xác định thu nhập chịu thuế cũng khác nhau

Dưới đây Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tính thuế thu nhập cá nhân cho người nước ngoài trong từng trường hợp cụ thể:

1. Cách tính thuế TNCN cho người nước ngoài là cá nhân cư trú

1.1. Điều kiện là cá nhân cư trú.

– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

·       Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:

·       Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên; ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

·       Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

·       Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở; với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế; cụ thể như sau:

·       Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên theo hướng dẫn tại điểm b.1; khoản 1; Điều này nhưng có tổng số ngày thuê nhà để ở theo các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xác định là cá nhân cư trú; kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi.

·       Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn; ở nhà khách; nhà nghỉ; nhà trọ; ở nơi làm việc; ở trụ sở cơ quan… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.

Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.

Theo khoản 1; điều 1 của Thông tư 111/2013/TT-BTC

Lưu ý:

theo Công văn số 13134/CTHN-TTHT ngày 26/4/2021 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc xác định tình trạng cư trú của người nước ngoài thì người nước ngoài chỉ cần đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì đã được coi là cá nhân cư trú; không bắt buộc phải đáp ứng tất cả điều kiện.

1.2. Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nước ngoài là cá nhân cư trú:

Đối với cá nhân cư trú; thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam; không phân biệt nơi trả thu nhập

Đối với cá nhân là công dân của quốc gia; vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.

Theo Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC

1.3. Cách tính thuế TNCN:

Công thức tính thuế TNCN:

1. Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế X Thuế suất (4)

2. Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ (3)

3. Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập (1) – Các khoản thu nhập được miễn thuế (2)

Trong đó:

(1) Tổng Thu Nhập là tổng số tiền lương; tiền công; tiền thù lao; các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương; tiền công mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.

(2) Các khoản thu nhập được miễn thuế là các khoản thu nhập được loại trừ ra; không tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN.

(3) Các khoản giảm trừ

1. Giảm trừ gia cảnh

– Giảm trừ bản thân là 11 triệu đồng/tháng; 132 triệu đồng/năm.

– Đối với mỗi người phụ thuộc là 4;4 triệu đồng/tháng.

* Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh
Ví dụ 1:

Ông E là người nước ngoài đến Việt Nam làm việc liên tục từ ngày 01/3/2021. Đến ngày 15/11/2021; ông E kết thúc Hợp đồng lao động và về nước. Từ ngày 01/3/2021 đến khi về nước ông E có mặt tại Việt Nam trên 183 ngày. Như vậy; năm 2021; ông E là cá nhân cư trú và được giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 đến hết tháng 11 năm 2021.

Ví dụ 2:

Bà G là người nước ngoài đến Việt Nam lần đầu tiên vào ngày 21/9/2020. Ngày 15/6/2021; Bà G kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ ngày 21/9/2020 đến ngày 15/6/2021 Bà G có mặt tại Việt Nam 187 ngày. Như vậy trong năm tính thuế đầu tiên (từ ngày 21/9/2020 đến ngày 20/9/2021); Bà G được xác định là cá nhân cư trú của Việt Nam và được giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 9/2020 đến hết tháng 6/2021.

– Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.

2. Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc; Quỹ hưu trí tự nguyện

bao gồm: bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.

Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam; người Việt Nam là cá nhân cư trú nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh; từ tiền lương; tiền công ở nước ngoài đã tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia nơi cá nhân cư trú mang quốc tịch hoặc làm việc tương tự quy định của pháp luật Việt Nam như bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác (nếu có) thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế từ kinh doanh; từ tiền lương; tiền công khi tính thuế thu nhập cá nhân.

Cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam có tham gia đóng các khoản bảo hiểm nêu trên ở nước ngoài sẽ được tạm giảm trừ ngay vào thu nhập để khấu trừ thuế trong năm (nếu có chứng từ) và tính theo số chính thức nếu cá nhân thực hiện quyết toán thuế theo quy định. Trường hợp không có chứng từ để tạm giảm trừ trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi quyết toán thuế.

3. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện; nhân đạo; khuyến học

1.4 Thuế suất:

Được tính theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần như sau:

1.5. Cách xác định kỳ tính thuế:

Kỳ tính thuế theo năm: áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương; tiền công.

Trường hợp trong năm dương lịch; cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế được tính theo năm dương lịch.

Trường hợp trong năm dương lịch; cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày nhưng tính trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên thì kỳ tính thuế đầu tiên được xác định là 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Từ năm thứ hai; kỳ tính thuế căn cứ theo năm dương lịch.

Ví dụ:

Ông B là người nước ngoài lần đầu tiên đến Việt Nam từ ngày 20/4/2021. Trong năm 2021 tính đến ngày 31/12/2021; ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 130 ngày. Trong năm 2022; tính đến 19/4/2022 ông B có mặt tại Việt Nam tổng cộng 65 ngày. Kỳ tính thuế đầu tiên của ông B được xác định từ ngày 20/4/2021 đến hết ngày 19/4/2022. Kỳ tính thuế thứ hai được xác định từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022.

1.6. Cách tính thuế TNCN cho người nước ngoài theo lương net

Trường hợp tổ chức; cá nhân trả thu nhập từ tiền lương; tiền công cho người lao động theo hướng dẫn tại khoản 2; Điều 2 Thông tư này không bao gồm thuế thì phải quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế theo Phụ lục số 02/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC để xác định thu nhập chịu thuế. Cụ thể như sau:

a) Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập thực nhận (không bao gồm thu nhập được miễn thuế) cộng (+) các khoản lợi ích do người sử dụng lao động trả thay cho người lao động (nếu có) trừ (-) các khoản giảm trừ. Trường hợp người sử dụng lao động áp dụng chính sách “tiền thuế giả định”; “tiền nhà giả định” thì thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế không bao gồm “tiền thuế giả định”; “tiền nhà giả định”. Trường hợp trong các khoản trả thay có tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi bằng số thực trả nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập (chưa bao gồm tiền thuê nhà; điện; nước và các dịch vụ kèm theo thực tế phát sinh; “tiền nhà giả định” (nếu có)).

Công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi:

Thu nhập làm căn cứ quy đổi = Thu nhập thực nhận + Các khoản trả thay – Các khoản giảm trừ

Trong đó:

– Thu nhập thực nhận là tiền lương; tiền công không bao gồm thuế mà người lao động nhận được hàng tháng (không bao gồm thu nhập được miễn thuế).

– Các khoản trả thay là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động theo hướng dẫn tại điểm đ; khoản 2; Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

– Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đóng bảo hiểm; quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đóng góp từ thiện; nhân đạo; khuyến học theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điều 15 Thông tư số 92/2015/TT-BTC.

2. Cách tính thuế TNCN cho người nước ngoài là cá nhân không cư trú

2.1. Đối tượng là cá nhân không cư trú:

Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện nêu tại mục 1.1 nêu trên

2.2. Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nước ngoài là cá nhân không cư trú:

Đối với cá nhân không cư trú; thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam; không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập

2.3. Các tính thuế TNCN:

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương; tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương; tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.

Trong đó:

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương; tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương; tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC

Lưu ý:

Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương; tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam  thực hiện theo công thức sau:

* Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:

Trong đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.

* Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương; tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

Theo điều 18 của Thông tư 111/2013/TT-BTC

2.4. Cách xác định kỳ tính thuế:

Đối với cá nhân không cư trú: Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập.

3. Đồng tiền tính thuế:

Theo quy định tại Điều 13 Thông tư 92/2015/TT-BTC Sửa đổi; bổ sung Điều 5 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì: thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân được tính bằng Đồng Việt Nam.

Trường hợp doanh thu; thu nhập chịu thuế nhận được bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế mua vào của ngân hàng cá nhân mở tài khoản giao dịch tại thời điểm phát sinh thu nhập.

Trường hợp người nộp thuế không mở tài khoản giao dịch tại Việt nam thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ mua vào của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm phát sinh thu nhập.

Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.

Thu nhập chịu thuế nhận được không bằng tiền phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo giá thị trường của sản phẩm; dịch vụ đó hoặc sản phẩm; dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh thu nhập.

4. Khấu trừ thuế TNCN:

– Tổ chức; cá nhân trả các khoản thu nhập chịu thuế cho cá nhân không cư trú có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập

– Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức; cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế).

5. Một vài các công văn hướng dẫn về thuế TNCN cho người nước ngoài đáng chú ý:

– Lương trả ở nước ngoài cũng phải chịu thuế nếu là cá nhân cư trú: Công văn số 11900/CTHN-TTHT ngày 16/4/2021 của Cục Thuế TP. Hà Nội về chính sách thuế TNCN đối với chuyên gia nước ngoài

– Tiền lương từ nước ngoài do cá nhân tự khai thuế: Công văn số 10146/CTHN-TTHT ngày 5/4/2021 của Cục Thuế TP. Hà Nội về chính sách thuế TNCN

– Người nước ngoài có thuê nhà nhưng không lưu trú có bị xem là cá nhân cư trú?:

Theo Công văn số 9584/CTHN-TTHT ngày 31/3/2021 của Cục Thuế TP. Hà Nội về chính sách thuế TNCN

Đối với người nước ngoài có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày; việc xác định tình trạng cư trú và tính thuế TNCN được Cục thuế TP. Hà Nội hướng dẫn như sau:

– Điều kiện hạch toán chi phí cách ly phòng dịch Covid-19 cho chuyên gia nước ngoài đã được hướng dẫn tại Công văn số 5032/TCT-CS ngày 26/11/2020

Theo đó: chi phí cách ly (ăn; ở; sinh hoạt phí) tại khách sạn của chuyên gia nước ngoài chỉ được chấp nhận nếu trong hợp đồng lao động có thỏa thuận việc doanh nghiệp trả thay tiền nhà và xuất trình đầy đủ hóa đơn; chứng từ thanh toán.

Ngoài ra: lưu ý; chi phí cách ly do doanh nghiệp chi trả thay được coi là lợi ích mà chuyên gia nước ngoài được hưởng nên phải tính thuế TNCN theo điểm đ.7 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC

– Con của người nước ngoài đang học ở bản xứ cũng được đăng ký người phụ thuộc tại Việt Nam:

Theo Công văn số 4991/CTHN-TTHT ngày 8/2/2021 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc đăng ký người phụ thuộc

Người nước ngoài khi thuộc diện tính thuế TNCN lũy tiến của Việt Nam thì vẫn được giảm trừ gia cảnh cho bản thân và người phụ thuộc.

Con của họ cho dù đang học phổ thông hay đại học không phân biệt học ở Việt Nam hay nước ngoài cũng được đăng ký giảm trừ theo mức dành cho người phụ thuộc

Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thực hiện theo quy định tại điểm g.1 khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC

 – Làm việc từ nước ngoài do ảnh hưởng dịch vẫn phải chịu thuế TNCN 20%:

– Theo Công văn số 104482/CTHN-TTHT ngày 4/12/2020 của Cục Thuế TP. Hà Nội về chính sách thuế TNCN đối với người nước ngoài ảnh hưởng bởi Covid

Người nước ngoài làm việc cho công ty Việt Nam nếu năm 2020 có mặt ở Việt Nam dưới 183 ngày do ảnh hưởng dịch thì được xác định là cá nhân không cư trú trong năm 2020 (Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC)

Thu nhập của người này phải tính thuế TNCN với thuế suất 20%; không được tính theo biểu lũy tiến (Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC)

– Theo Công văn số 100085/CTHN-TTHT ngày 18/11/2020 của Cục Thuế TP. Hà Nội về chính sách thuế TNCN đối với chuyên gia nước ngoài

Theo đó; nếu vị này đáp ứng điều kiện là “cá nhân cư trú” trong năm tính thuế thì được áp dụng biểu lũy tiến nhưng phải chịu thuế trên thu nhập toàn cầu (thu nhập tại Việt Nam lẫn nước ngoài) (Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC).

Ngược lại; nếu vị này đáp ứng điều kiện là “cá nhân không cư trú” trong năm tính thuế thì chỉ chịu thuế trên thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả) nhưng bị tính thuế theo thuế suất 20% (Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC)

– Thay đổi tình trạng cư trú sẽ được hoàn lại phần chênh lệch (nếu có)

– Theo Công văn số 93618/CT-TTHT ngày 26/10/2020 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc hoàn thuế TNCN khi cá nhân thay đổi tình trạng cư trú

Trường hợp người nước ngoài đã nộp thuế TNCN với thuế suất 20% theo diện cá nhân không cư trú; về sau nếu được xác định là cá nhân cư trú dẫn đến số thuế đã nộp (theo mức 20%) cao hơn số thuế phải nộp (tính theo biểu lũy tiến) thì có thể nộp hồ sơ xin hoàn. Hồ sơ và thủ tục hoàn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 23 Thông tư số 92/2015/TT-BTC

Theo đó; nếu người này trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế để xin hoàn số thuế chênh lệch thừa thì chỉ cần nộp Tờ khai quyết toán theo mẫu 02/QTT-TNCN và ghi số thuế (nộp thừa; muốn hoàn) vào chỉ tiêu [47]; nếu muốn bù trừ cho lần sau thì ghi vào chỉ tiêu [49]

– Theo Công văn số 91819/CT-TTHT ngày 19/10/2020 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc xác định thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú

Nếu được xác định là cá nhân cư trú theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 119/2014/TT-BTCstatus2 thì tính thuế theo biểu lũy tiến; tuy nhiên tính cho toàn bộ thu nhập phát sinh cả trong và ngoài Việt Nam. Cá nhân cư trú sẽ phải quyết toán thuế TNCN vào cuối năm dương lịch hoặc trước khi rời Việt Nam

Nếu không đủ điều kiện là cá nhân cư trú thì mặc nhiên được hiểu là cá nhân không cư trú; sẽ phải tính thuế TNCN theo thuế suất 20% nhưng chỉ tính trên thu nhập phát sinh tại Việt Nam đồng thời được miễn yêu cầu quyết toán thuế.

Thu nhập của cả hai trường hợp cư trú hoặc không cư trú đề không phân biệt nơi chi trả

Khi được xác định là cá nhân cư trú; cần điều chỉnh lại nghĩa vụ kê khai thuế TNCN; tức phải quyết toán thuế TNCN trước khi rời Việt Nam

– Không có HĐLĐ; người nước ngoài phải chịu thuế theo tỷ lệ

Công văn số 89926/CT-TTHT ngày 9/10/2020 của Cục Thuế TP. Hà Nội về thuế TNCN đối với người nước ngoài

Người nước ngoài đang cư trú và làm việc tại Việt Nam nếu không có hợp đồng lao động thì toàn bộ tiền lương; thù lao; tiền chi khác đều bị tính thuế TNCN theo tỷ lệ (10% hoặc 20% tùy tình trạng cư trú; điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC

Ngoài ra; cuối năm; người nước ngoài phải tự tổng hợp thu nhập để khai quyết toán thuế TNCN nếu thuộc đối tượng bắt buộc quyết toán theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC

– Về cách tính thu nhập chịu thuế khi làm việc đồng thời cho Việt Nam và nước ngoài

Công văn số 86124/CT-TTHT ngày 25/9/2020 của Cục Thuế TP. Hà Nội về việc kê khai thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 8 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC; cá nhân không cư trú nếu có thu nhập phát sinh tại Việt Nam cho dù nhận thu nhập ở nước ngoài vẫn phải khai nộp thuế tại Việt Nam. Nếu thu nhập là tiền lương; tiền công thì được khai theo quý; nếu khác thì khai theo từng lần phát sinh.

Trường hợp người này làm việc đồng thời ở Việt Nam và ở nước ngoài; không thể tách riêng được thu nhập phát sinh ở Việt Nam thì căn cứ theo số ngày mà họ có mặt tại Việt Nam so để tính theo tỷ lệ.

Mức thuế suất TNCN dành cho cá nhân không cư trú hiện đang là 20% (Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 111/2013/TT-BTC

– Tiêu chí xác định “cá nhân cư trú” của người nước ngoài

Công văn số 2881/TCT-DNNCN ngày 20/7/2020 của Tổng cục Thuế về việc hướng dẫn chính sách thuế TNCN của chuyên gia Nhật Bản khi quyết toán thuế TNCN

Việc xác định cá nhân cư trú hay không cư trú có liên quan đến phương pháp tính thuế và thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam của người nước ngoài.

Một người nước ngoài sẽ được xem là “cá nhân cư trú” tại Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Trong năm Dương lịch; có mặt tại Việt Nam ít nhất 183 ngày; hoặc:

2. Trong 12 tháng liên tục; có mặt tại Việt Nam ít nhất 183 ngày; hoặc:

3. Đã được cấp Thẻ tạm trú; hoặc:

4. Có (các) hợp đồng thuê nhà để ở với tổng thời hạn từ 183 ngày trở lên trong cùng năm tính thuế; không phân biệt nhà thuê nguyên căn; nhà trọ; khách sạn hay ở tại chỗ làm việc. Trong trường hợp này; nếu lưu trú ở Việt Nam ít hơn 183 ngày thì phải có chứng từ chứng minh là cá nhân cư trú ở nước khác; nếu không; sẽ bị tính là cá nhân cư trú tại Việt Nam

0/5 (0 Reviews)
Phone icon
1900599818
Skip to content